Dìu đọt và chặn đọt luôn là vấn đề khá đau đầu với hầu hết nông dân trồng sầu riêng. Vậy thời điểm nào cần chặn đọt sầu riêng? Chặn như thế nào? Thời điểm nào thì dìu đọt? Cùng Nhật Nông tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
1. Những dấu hiệu cây chuẩn bị đi đọt
Việc quản lý đọt trên cây sầu riêng giúp hạn chế cạnh tranh giữa đọt và trái. Từ đó giảm thiểu tình trạng rụng trái non của nhà vườn.
Một số giống nhạy cảm như Monthong, Musang King một khi đọt sáng thì trái sẽ rụng ngay. Do đó chủ động chặn là thao tác nên được tiến hành sớm.
Sau đây là một số dấu hiệu chứng tỏ cây sầu đang chuẩn bị đi đọt:
– Tất cả các lá chuyển sang màu xanh đậm, dày và có độ giòn khi gập ngang. Lúc này lá đã già và sẵn sàng cho chu kỳ đi đọt mới.
– Mũi giáo ở đỉnh đọt cao nhất có dấu hiệu xòe đuôi tôm. Điều này dễ quan sát nhất là vào ban đêm, dùng đèn rọi trên ngọn cây mũi giáo sẽ thẳng và ánh lên màu đồng.
– Dựa vào thời gian đi đọt định kỳ. Giai đoạn mang bông cây thường nhóm đọt khi bông 25 – 35 ngày. Còn mang trái thì khoảng 35 – 40 ngày và 60 – 65 ngày là thời kỳ đi đọt sinh lý.
2. Thời điểm chặn đọt sầu riêng
Chặn đọt sầu riêng là cách dùng dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng để ức chế khả năng phát triển của đọt, làm giảm hoặc dừng sự phát triển của cơi đọt trong khoảng thời gian nhất định.
Thời điểm chặn đọt sầu riêng:
+ Đang làm bông, cây đi đọt
+ Sắp xổ nhụy cây đi đọt
+ Sau xổ nhụy cây đi đọt
+ Trái 20 ngày – Cây đi đọt
+ Trái 45 ngày – 60 ngày cây đi đọt rất mạnh. Chặn đọt liên tục đến khi đứng đọt thì thôi.
+ Trái 80 ngày, cây đi đọt và có lá non.
Phương pháp và chất ức chế chặn đọt bà con có thể tham khảo sử dụng:
Paclobutrazol + NPK 10 – 60 – 10 tăng Lân sẽ ức chế đọt từ phía ngoài kết hợp Paclobutrazol ức chế các chất sinh trưởng có tác dụng hãm đọt từ bên trong. Bà con nên chọn Paclobutrazol dạng sữa để tăng tính hấp thu và tính an toàn đối với cây sầu riêng.
Bà con có thể sử dụng Kali trắng (Kali sunphat) để chặn đọt. Nó giúp ức chế quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, ức chế GA3 nội sinh gây phát đọt sầu riêng. Ngoài ra bà con có thể dùng NPK 10 – 60 – 10 hoặc các loại phân bón có hàm lượng lân cao sẽ giúp quá trình chặn đọt hiệu quả hơn (Lân 86, Siêu lân đỏ,…)
Ngoài ra, có thể sử dụng MKP ISRAEL. Với thành phần lân và kali cao có chức năng làm già lá nhanh và kali ức chế quá trình sinh trưởng sinh dưỡng. Tùy vào độ sung của cây bà con cân nhắc phối hợp thêm kali trắng để tăng hiệu quả chặn đọt.
3. Thời điểm dìu đọt sầu
Ngược lại, dìu đọt là dùng dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển và tạo sự già hóa của lá, của cơi đọt nhanh hơn.
Có 3 thời điểm có thể dìu đọt sầu riêng:
Trước khi cây chuẩn bị làm bông: phải có ít nhất là 2 cơi đọt. Đây là bộ lá rất quan trọng và quyết định nhất, giúp cây chuyển hóa dinh dưỡng nuôi bông và nuôi trái.
Từ lúc mắt cua đến khi trước khi xổ nhụy: Khi cuống bông dài từ 1 – 2cm. Nếu thấy cây mẹ bị lá yếu hoặc muốn nuôi thêm 1 cơi đọt cho cây mẹ khỏe thì có thể tiến hành kéo đọt. Cây hoàn thành được 1 cơi đọt để dàn lá lực đây là điều kiện lý tưởng nhất. Nhưng nếu không đi được đọt lúc này thì các giai đoạn sau cần phải can thiệp theo hướng chặn đọt. Mục đích nhằm để tránh hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng (vẫn có trường hợp dìu đọt tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao).
Lưu ý: chỉ có 1 thời điểm để dìu đọt sầu riêng là lúc cuống bông dài từ 1 – 2cm. Dài hơn thì không nên kéo vì không kịp.
Trong lúc cây sau xổ nhụy đến khi quả 70 ngày đối với Ri6 và 90 ngày đối với sầu riêng Thái: hạn chế tối đa cây đi đọt khoảng thời gian này.
Khi trái từ 1kg trở lên nếu lá yếu hoặc mong muốn cho bộ lá khỏe thì có thể tiến hành dìu đọt. Tuy nhiên, chỉ nên dìu đọt cho sầu riêng Ri6, Sáu Hữu, Cái Mơn… Đối với sầu riêng Thái và MusangKing thì không nên dìu đọt. Trừ trường hợp rất đặc biệt được kỹ thuật viên tư vấn.
Sau khi thu hoạch: phục hồi sao cho cây có khoảng 1-2 cơi đọt mới được xem là phục hồi thành công.
Phương pháp kích đọt cho cây sầu riêng
Sử dụng phương pháp bón phân hữu cơ
+ Sử dụng đạm cá Fish Amino
Để cây đi đọt đầu tiên bà con cần phải kích rễ cho cây sau đó tiến hàng cung cấp đạm cho cây.
Sử dụng đạm cá Fish Amino pha loãng tưới gốc sầu riêng. Chai 1L pha cho 800 – 1000 lít nước. Tùy vào tán cây mà điều chỉnh giảm cho thích hợp.
Sau khi tưới khoảng 15-20 ngày cây sẽ hiện tượng nhú đọt non, bà con cần thăm vườn
Cần bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng cho cây để cây phát triển cân đối.
+ Sử dụng phân nở + humic
Bà con có thể tham khảo sử dụng Supe Humic Fulvic và phân nở cùng một lúc để tiết kiệm phân bón. Đồng thời Humic sẽ kích rễ trước cho cây tạo tiền đề khoảng 5-7 ngày sau phân nở kịp thời chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ.
Cần bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng cho cây để cây phát triển cân đối.
Sử dụng phương pháp bón phân vô cơ
Lúc này sử dụng phân NPK 30-10-10 hoặc 20-15-10 ưu tiên các loại phân có bổ sung trung vi lượng cho cây.
Lưu ý: bón phân theo liều lượng nhà sản xuất khuyến cáo, bón xung quanh tán cây. Sử dụng NPK thì bà còn cần lưu ý không bón quá liều gây hại cho cây trồng. Vì NPK chuyển hóa nhanh cây hấp thu trực tiếp rất dễ bị rửa trôi khi trời mưa.
Sau 15 ngày nếu cây hấp thu tốt sẽ bắt đầu nhú đọt non, lúc này bà con cần phải có biện pháp phòng trừ sâu rầy tấn công bộ lá non.
4. Lưu ý công thức chặn và dìu đọt
Để kiểm soát quá trình đi đọt nhà vườn cần kết hợp nhiều thao tác như tiết chế lượng nước và tăng cường Kali bên dưới gốc ở các thời điểm nhạy cảm. Ngoài ra thì ứng dụng hoạt chất phun chặn đọt cũng rất cần thiết.
Tùy trạng thái của đọt mà công thức ứng dụng sẽ khác nhau. Ở đây có 2 trường hợp phổ biến là mũi giáo vừa sáng và đọt đã mở lá.
– Khi mũi giáo chỉ mới sáng và chưa xòe cặp lá nào thì nhà vườn áp dụng công thức gọi là chặn đọt. Tức hãm không cho đọt tiếp tục phát triển.
– Còn khi lá đã sắp mở thì dùng bài dìu đọt, nghĩa là cho lá mở sớm và già nhanh lặp tức.
Các công thức có thể tinh chỉnh tùy theo giai đoạn cây và thời tiết khu vực.
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong