Chăm sóc sầu riêng ra hoa cần bón phân gì?

Chăm sóc sầu riêng ra hoa, bà con cần bón phân gì trong từng thời kỳ để bông mập, xanh bông, chống rụng, nuôi trái tròn đều? Cây sầu riêng là loại cây trồng có yêu cầu khá khắt khe về điều kiện thời tiết, môi trường để ra hoa và phát triển. Sầu riêng không ra hoa dù đã được kích mắt cua nhiều lần có thể liên quan đến một số yếu tố sinh lý và điều kiện môi trường, trong đó có:

1. Nguyên nhân tạo mầm nhiều lần nhưng sầu riêng không ra hoa?

Nguyên nhân tạo mầm nhiều lần nhưng sầu riêng không ra hoa?

a. Sinh lý cây

Cây sầu riêng được kích mắt cua nhiều lần nhưng sầu riêng không ra hoa thì phải kể đến yếu tố sinh lý cây dựa vào điều kiện khô hạn. Thời vụ và sự ra hoa của sầu riêng phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Ngoài ra, cây cần được tổng hợp đủ chất dự trữ ở lá. Bà con cần chăm sóc cơi lá có đủ khỏe mạnh để sẵn sàng cho giai đoạn ra bông, đậu quả hay chưa. Lưu ý: Phải tạo từ 2-3 cơi lá trước khi làm bông!

  • Điều kiện ánh sáng: sầu riêng là loại ưa sáng. Không trồng sầu riêng với mật độ dày. Vì cây sẽ khó hấp thu đủ ánh sáng khiến cây và tán lá không phát triển ảnh hưởng đến việc cây cho bông.
  • Cây bị suy kiệt, không đủ lá, thiếu dinh dưỡng sau khi cho trái: cây sau khi cho cơm dễ bị suy kiệt vì không còn chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn này bà con cần phục hồi giúp cây đủ khỏe, đủ sức chuẩn bị cho mùa sau.
  • Cây bị nấm bệnh: ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, khiến cây chậm phát triển. Nếu cây bị nấm bệnh nhưng không theo dõi xử lý kịp thời có thể dẫn đến cây bị chết. Lưu ý bệnh cháy cổ lá sầu riêng. Xử lý nấm bệnh kĩ trước khi làm bông.
Yếu tố sinh lý cây ảnh hướng đến quá trình tạo mầm hoa sầu riêng
Yếu tố sinh lý cây ảnh hướng đến quá trình tạo mầm hoa sầu riêng

b. Khô hạn

Khô hạn được xem là yếu tố ngoại cảnh quyết định quá trình phân hóa mầm hoa. Những năm có mùa khô sớm, không có mưa trái mùa kết hợp với nhiệt độ thấp sầu riêng sẽ ra hoa sớm và tập trung. Ngược lại, những năm mùa mưa kéo dài và xuất hiện mưa trái mùa. Lúc này, sầu riêng không ra hoa hoặc ra trễ và tỷ lệ ra hoa thấp. Nếu nhiều đợt như thế, sẽ gây trở ngại cho việc chăm sóc. Và làm cho sầu riêng bị sượng. Từ đó giảm chất lượng, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nhà vườn.

Thời gian khô hạn phải kéo dài từ 7-14 ngày, có khi phải kéo dài hơn. Nên hoa sầu riêng thường xuất hiện trong hoặc gần cuối mùa khô khi sự sinh trưởng của chồi đã giảm. Giữa các giống sầu riêng cũng cần thời gian khô hạn khác nhau. Ví dụ, ở ĐBSCL sầu riêng Ri 6 và Monthong khi xử lý xiết nước và tạo mầm cần khô hạn kéo dài trong 30-35 ngày. Nhưng có thể cây vẫn ra bông không tập trung mà chia thành 2-3 đợt.

c. Ẩm độ đất

Khô hạn dẫn đến ẩm độ đất thấp kết hợp với xiết nước từ 3-4 tuần. Thời gian này đủ tạo điều kiện cho sầu riêng phân hóa mầm hoa. Do đó, để xử lý sầu riêng ra hoa được thành công thì người dân miền Tây Nam Bộ đã kết hợp phủ bạt tránh mưa. Ngoài ra còn rút nước trong mương tạo khô hạn và phun thêm paclobutrazol. Nhờ vậy, đẩy nhanh quá trình hình thành mầm hoa và phân hóa nhiều mầm hoa trong giai đoạn mưa.

  • Điều kiện nhiệt độ: sầu riêng là loại cây ưa nóng ẩm. Cây sẽ phát triển tốt trong khoảng từ 24 – 30 độ C.
  • Điều kiện độ ẩm và lượng mưa: cây sầu riêng cần nhiều nước. Vì vậy, lượng mưa phải phân bố đều và mùa khô không kéo dài quá 3 tháng.
  • Điều kiện đất đai: đất trồng sầu riêng cần thoát nước tốt. Lưu ý: không được nhiễm mặn, phải tơi xốp và giàu mùn. Độ pH phải đạt từ 5 – 6.

4. Chăm sóc sầu riêng ra hoa trong từng giai đoạn

Cây sầu riêng chỉ ra hoa đạt hiệu quả khi kết hợp được cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Khi cây được sinh trưởng khỏe mạnh và đảm bảo được số lá để có thể nuôi bông, mang trái thì khi sử dụng các yếu tố kích thích phân hóa mầm hoa cây mới có thể đáp ứng được. Vậy, bà con cần sử dụng các loại Thuốc ra hoa sầu riêng nào?

Giai đoạn ra hoa sầu riêng
Chăm sóc sầu riêng ra hoa

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng

Đối với cây tơ khi sinh trưởng cành, lá đạt đủ khả năng mang trái thì khi đến vụ thuận. Cây sẽ tự ra hoa. Đối với cây đã cho trái, thì giai đoạn sau thu hoạch cần chăm sóc cây thật khỏe mạnh. Bao gồm cắt tỉa cành, tưới nước và bón phân đảm bảo bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Giúp cây tái tạo chất dự trữ, ra thêm ít nhất 2 cơi đến cơi thứ 3 mới làm trái.

Thời kỳ kích thích ra hoa

Khi cây đã đủ chất dự trữ và có sự cân bằng của các chất điều hòa sinh trưởng thì khi gặp điều kiện khô hạn liên tục 14-20 ngày cây sẽ cảm ứng ra hoa. Ở giai đoạn này, cây còn được bổ sung lân (P) giúp kích thích quá trình phân hóa mầm hoa được diễn ra thuận lợi. Có một số vườn không áp dụng rải lân khi cây đã qua nhiều mùa để trái chúng đã quen với sinh lý mùa vụ. Khi đến vụ thuận chúng sẽ cảm ứng khô hạn mà ra bông và vẫn đạt đủ số lượng hoa, đậu đủ số lượng trái.

Thời kỳ cảm ứng phân hóa mầm hoa

Dưới điều kiện khô hạn và tác động phun xịt các sản phẩm tạo mầm như Lân 86, MKP, Bloom plus 10-60-10,… Đã hỗ trợ cây tạo các phản ứng sinh lý, sinh hóa khởi tạo mầm hoa bên dưới lớp vỏ cành cây. Cuối cùng tạo ra các mầm nhỏ thường được gọi là “mắt cua” sầu riêng. Báo hiệu cây đã cảm ứng hình thành hoa. Tuy nhiên ở giai đoạn này cây vẫn cần khô hạn.

Thời kỳ phát triển hoa

Sau khi cây đã ra mắt cua hoàn chỉnh (mắt cua sáng hoàn toàn), cây cần nước để tiếp tục sống, phát triển và nuôi hoa. Lúc này, nhà vườn cần cung cấp nước cho cây và bắt đầu tưới lại khi mắt cua dài khoảng 1-2 cm.

Lưu ý: Nếu tưới quá sớm khi mắt cua vẫn đang ra và chưa sáng rõ, có thể dẫn đến tình trạng nghẽn bông. Mắt cua sẽ bị đen trở lại và cây sẽ ra bông phướn hoặc lá. Trong trường hợp này, bà con nên xịt Bloom Plus (10-60-10) Rước mắt cua ít nhất 2 lần. Nhằm kéo mắt cua ra đều và đồng loạt.

Cách tưới: Khi bắt đầu tưới lại, chỉ nên tưới sương nhẹ lên mặt đất. Sau mỗi lần tưới, tăng dần lượng nước một chút. Tưới đều đặn mỗi 4-5 ngày, mỗi lần tưới một lượng vừa phải. Lưu ý không để đất quá khô rồi mới tưới, vì sẽ gây sốc nước cho cây.

Mắt cua sầu riêng sẽ phát triển dần dần trở thành các chùm hoa. Mỗi chùm 40-45 hoa. Số lượng hoa còn phụ thuộc vào từng giống và khả năng phân hóa mầm hoa.

Các loại phân cần bón

Xử lý cho cây ra mắt cua trong giai đoạn ra hoa sầu riêng, cây bị siết nước nên rất yếu. Vì vậy, sau khi cung cấp nước lại. Phải bón phân ngay để cung cấp dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh, mắt cua ra đều, to và mập.

Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ trước. Sau đó, bổ sung các loại phân NPK ba số (như 15-15-15, 16-16-16, 17-17-17, 20-20-20,…). Cùng với vi lượng, canxi bor (Cropword Cal-Bor chống rụng bông tăng đậu trái). Và phun phân bón lá (Amino USA mập bông, xanh bông) bổ sung để hỗ trợ cây phát triển tốt nhất.

Phun ngừa nấm bệnh trong giai đoạn chăm sóc sầu riêng ra hoa

Nên phun thuốc trị nấm thán thư toàn cây (bao gồm lá, thân, cành, gốc) trước khi tiến hành làm bông. Phun kỹ và ướt đều cả mặt dưới của cành và ngách thân. Vì đây là những nơi chứa mầm bệnh. Có thể phát triển và tấn công bông khi gặp điều kiện thuận lợi.

Một số thuốc trị thán thư được khuyến cáo bao gồm: Anvil 5SC (500ml/phuy 200L) và ProThiram 80WP (500gr/phuy 200L).

Trong giai đoạn cây nhú mắt cua, cây rất suy yếu do phải rút cạn sinh lực để ra hoa. Lúc này, cây rất dễ bị nấm xì mũ tấn công. Bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời nhằm bảo vệ cây.

Bà con tham khảo thêm quy trình làm bông sầu riêng, tại đây!

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *