Quy Trình Làm Bông Sầu Riêng Mùa Thuận Từ A – Â


Yêu Cầu Khi Chuẩn Bị Quy Trình Làm Bông Sầu Riêng

  1. Kiểm tra và phục hồi sức khỏe cây: Cây sầu riêng cần có tán lá xanh tốt, không bị sâu bệnh (nứt thân, xì mủ, thán thư, vàng lá…) và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Nếu cây yếu hoặc cành lá phát triển không đồng đều, cần phục hồi sức khỏe cây trước khi thực hiện quy trình làm bông.
  2. Cây đủ lá: Cây cần có ít nhất 2-3 cơi lá (đối với cây sầu riêng tơ). Đảm bảo cây được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nước để phát triển đồng đều.
  3. Điều kiện thời tiết phù hợp: Cần chú ý đến gió, mưa và nhiệt độ để tạo điều kiện tốt nhất cho cây ra hoa.

Quy Trình Làm Bông Sầu Riêng

Bước 1: Bón Lân Gốc

Dọn cỏ quanh gốc cây, bón lân liều cao (2-5 kg Super Lân) để kích thích quá trình phân hóa mầm hoa, sau đó tưới nước cho phân tan, rồi tiếp tục siết nước. Nếu có mưa, có thể dùng bạt che. Bón phân vào khoảng 2/3 tán lá (tính từ gốc ra).

Trên lá: Phun thuốc giúp lá già nhanh và chuyển về trạng thái lá lụa. Pha 1 kg MKP Israel (0-52-34) hoặc Nova Pekacid (0-60-20) cho 200 lít nước. Sử dụng các loại phân bón như Lân 86, 10-60-10,.. kết hợp thêm các dòng có chứa kali cao như NPK 7-5-44;… và phun thêm thuốc nấm bệnh để tránh bệnh thán thư, cháy lá và khô cành.

Thời điểm bón phân: Khi cây ra lá lụa đến lá bánh tẻ của cơt đọt trước. Nếu làm 2 cơi lá, bón phân khi lá lụa cơi một; nếu làm 3 cơi lá, bón phân khi lá lụa cơi hai.

Tưới ẩm: Sau khi bón lân gốc, cần tưới nước đều trong khoảng 5-7 ngày để phân tan và cây hấp thu dưỡng chất.

Bước 2: Xiết Nước Tạo Khô Hạn

Xiết nước: Sau khi bón lân gốc khoảng 15-20-25 ngày (tùy vào cây và vườn), khi lá đã già và xanh đậm, tiến hành siết nước để tạo khô hạn. Việc này giúp cây phân hóa mầm hoa.

Lưu ý về thời gian khô hạn: Thời gian khô hạn kéo dài từ 7-14 ngày, tùy thuộc vào độ ẩm của đất.

Bước 3: Phun Tạo Mầm

Lần 1: Pha 500g Bloom Plus (10-60-10) + 500g Nova Pekacid (0-60-20) cho 200 lít nước và phun ướt đều cả hai mặt lá.

Lần 2: Pha 500g Lân 86 + 500g Nova Pekacid (0-60-20) cho 200 lít nước và phun ướt cả hai mặt lá.

Phun lần 3 và 4: Căn cứ vào tình trạng cây và điều kiện thời tiết, tiếp tục phun tạo mầm nếu cần. Thời gian giữa các lần phun thường cách nhau 5-7 ngày.

Theo dõi: Quan sát sự xuất hiện của mầm hoa. Nếu cần thiết, phun thêm lần 3, 4, tùy vào tình trạng cây và điều kiện thời tiết.

Bước 4: Rước Mắt Cua – Kéo Bông

Khi mầm hoa (mắt cua) xuất hiện (2-3 cm), giảm lượng nước tưới xuống còn 30% rồi dần dần tăng lên và tưới lại như bình thường từ ngày thứ 4 trở đi.

Phục hồi bộ rễ: Sau khi siết nước, bộ rễ sẽ yếu. Bà con cần bổ sung phân hữu cơ và phân NPK để phục hồi sức khỏe cây và kích thích rễ phát triển thêm cơi đọt.

Phân hữu cơ: 5-7 kg/cây.

Phân NPK: 0,7-1 kg 30-10-10 cho mỗi gốc.

Sau khi đã làm xong tạo mầm, khi thấy lá đổ lá già trong thân. Tiến hành quá trình kích ra hoa đồng loạt như sau:

Pha 500ml Kích Phát Tố Siêu Lân Sữa pha cho 300 đến 400 lít nước. Phun ướt đều 2 tán lá và trên cành chính mang trái (cành cấp 1 mọc từ thân)

5 ngày sau hoặc khi thấy mắt cua đã nhú ra: Pha 500ml Rước mắt cuagày sau hoặc khi thấy mắt cua đã nhú ra: Pha 500ml Rước mắt cua + 500ml Siêu Vitamin pha 220 lít nước. Bà con nên phun trùm ướt từ trong ra ngoài.

Kích ra hoa đồng loạt với Kích phát tố và Siêu lân sữa

Khi mắt cua sáng ra thì Miền Tây tiến hành dỡ bạt, để bình thường 1 – 2 ngày đầu. 2 – 3 ngày sau tưới nhẹ nước. Để an toàn, nên tưới nước khi mắt cua nhú 2 – 3 cm.

Nếu thời tiết mưa thì:

Tiến hành phun rửa bông bằng nước sạch. Hoặc sử dụng pha Antracol 70WP (theo liều ghi trên bao bì) với ZinC 14% để rửa bông, hạn chế khô đen.

Nếu bông đang ra mà khựng lại, không sáng:

Pha 500ml Kích Phát Tố Siêu Lân Sữa + 500ml Amino USA + 500ml Siêu Kẽm 14% cho 300 – 400 lít nước. Bà con phun trực tiếp lên bông và lá, phun ướt trong ngoài.

Lưu ý: Trước khi bông xổ nhuỵ (1 tuần trước khi hoa nở), bón 0,5-0,7 kg phân 16-16-16 hoặc 12-11-17. Nhằm cung cấp dinh dưỡng cho hoa.

Cảnh báo: Nếu tưới nước sớm khi mắt cua chưa phát triển đầy đủ, có thể gây nghẽn bông. Từ đó, dẫn đến hiện tượng mắt cua bị đen và không ra hoa.

Tỉa Hoa Giúp Tăng Sản Lượng

Tỉa bớt hoa: Sầu riêng ra hoa rất nhiều, nhưng cây không thể nuôi hết tất cả. Cần tỉa bớt những hoa thừa. Đặc biệt là các khóm hoa cạnh nhau để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng.

Chỉ giữ lại những chùm hoa khỏe mạnh, hướng xuống dưới, cuống to. Và những chùm hoa phải xa nhau trên cành (cách nhau khoảng 20-25 cm).

Chùm hoa nên cách xa thân vì ở vị trí này hoa quả thường phát triển kém. Nhưng cũng không được ở đầu cành để tránh gió giật và gây tổn thương cành.

Ưu tiên để lại những bông hoa tròn đều, màu sáng, cuốn hoa khỏe không sâu bệnh. Số lượng không quá 10 bông/chùm.

Việc tỉa hoa sầu riêng phải được thực hiện ngay sau khi hoa nở và không được kéo dài hơn 1 tháng.

Phun Ngừa Bệnh

Trước khi làm bông: Phun thuốc nấm thán thư trên toàn bộ cây, bao gồm lá, thân, cành và gốc.

Sau khi mắt cua ra hoàn toàn: Tiến hành phun thuốc trị nấm bệnh để bảo vệ hoa. Và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, nhất là bệnh thán trong giai đoạn cây nhú mầm hoa.

Lưu Ý:

Quy trình làm bông sầu riêng đòi hỏi sự theo dõi sát sao và canh thời gian cẩn thận để đảm bảo cây ra hoa đồng đều, cho chất lượng quả cao.

Cần kiểm tra thường xuyên tình trạng cây để phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời.

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *