NHỮNG YẾU TỐ NÀO QUYẾT ĐỊNH SẦU RIÊNG RA HOA MẠNH?

Để cây sầu riêng ra hoa mạnh và đạt năng suất cao, cần chú ý đến nhiều yếu tố từ giai đoạn chuẩn bị, kích thích ra hoa cho đến chăm sóc sau khi cây đậu trái. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các bước và yếu tố quan trọng:

1. Lực cây, sức cây

  • Tích trữ dinh dưỡng: Trước khi kích thích ra hoa, cây cần phải tích lũy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là các nguyên tố đa, trung, và vi lượng. Nhằm đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của nụ hoa và trái sau này.
  • Tránh kích thích ra hoa khi cây đang ra đọt: Nếu kích thích ra hoa khi cây còn đang phát triển đọt, sẽ dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và hoa. Điều này làm cho cây phát triển không đều, hoa yếu và dễ rụng.
  • Chỉ kích thích ra hoa khi cây đã ra đủ 2-3 cơi đọt: Cơi đọt là giai đoạn phát triển lá non. Nếu cây đã ra đủ 2-3 cơi đọt, tức là cây đã trưởng thành. à sẵn sàng cho quá trình ra hoa.

2. Tạo khô hạn

  • Tạo khô hạn giúp cây chuẩn bị ra hoa: Khô hạn kích thích cây tích lũy C/N (carbon/) đến ngưỡng cần thiết để ra hoa. Tạo khô hạn bằng cách ngừng tưới nước và dọn sạch vật liệu phủ gốc để giúp đất vùng rễ cây khô nhanh hơn.
  • Đối với đất miền Tây: Đây là đất sét, có độ thẩm thấu nước thấp, bà con thường kết hợp đậy bạt để giữ khô hạn. Phương pháp này hiệu quả ở vùng đất sét nhưng ở những vùng đất có độ thẩm thấu cao hơn thì cần điều chỉnh phù hợp.
  • Giai đoạn sau khi ra hoa: Khi cây sầu riêng bắt đầu ra hoa, cần tưới nước cách ngày để giúp hoa phát triển tốt và hạt phấn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trước 1 tuần khi hoa nở, cần giảm lượng nước tưới xuống chỉ còn 1/3 so với giai đoạn trước đó. ể tránh hạt phấn bị chết, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và đậu trái.

3. Thời tiết, tiết bông

  • Thời điểm thuận lợi để ra hoa: Bà con nông dân miền Tây thì ngày 15 và mồng 1 âm lịch là những ngày có tiết bông. Trời trong và gió nhẹ thì thuận. Bà con miền Đông ở khu vực Tây Ninh cũng có chung quan điểm. Vào những ngày 30, mồng 1 âm lịch khi mặt trăng và mặt trời nằm về 1 phía thì lực hấp dẫn mạnh nhất trong tháng, cây sầu riêng nhú nụ mạnh hơn.

4. Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa

Khi hoa sáng đều có độ dài 1-2 cm thì bắt đầu tiến hành tưới theo. Cần lấy thêm 1 cơi đọt trong giai đoạn này, cơi đọt này quan trọng nhất, vì nó sẽ quang hợp chuyển đổi chất khoáng thành đường nuôi trong suốt quá trình mang trái, cơi này phải sung, lá phải dày.

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa

Ta tiến hành các bước sau:

  • Tưới thật nhiều 2-3 ngày/lần.
  • Bón NPK (1,5-2kg/cây) hoặc các sản phẩm như: Siêu bung đọt, Fish Amino, Grow Plus 30-10-10 Amino,… để thúc ra đọt. Cơi đọt này cần được bảo vệ đặc biệt vì có vai trò nuôi dưỡng trái sau này.
    Khi có độ dài 3-4cm thì bắt đầu tỉa bỏ tất cả các hoa ở đầu cành và sát gốc cành. Bà con chỉ chừa lại những chùm hoa ở giữa cành có khả năng mang trái, nhưng cũng tỉa thưa. Sau đó phun thuốc ngừa bệnh thán thư cho hoa và nấm cuống hoa.
  • 30 ngày sau nhú nụ bón NPK (1-2kg/cây). Có thể phun thuốc giúp cuống chắc và thụ phấn tốt hơn. Như: Solubor, Kích phát tố ra hoa – Siêu lân sữa, Rước mắt cua. Nhằm giúp chống chai đầu bông, khô đen bông, kéo vọt bông, sáng mắt cua. Ngoài ra còn tăng tỉ lệ đậu trái non và tăng tỉ lệ ra bông nghịch vụ.
  • 45 ngày sau nhú nụ phun lá. Giảm dần lượng nước tưới và ngưng tưới giai đoạn đang nở.
    Sau khi hoa nở hết 4-5 ngày tưới nhấp lại, tăng dần nhưng chỉ bằng 2/3 lượng nước ban đầu. Qua 60 ngày thì tưới bình thường.

5. Xử lý đậu trái và chăm sóc nuôi dưỡng trái

Khi trái to bằng trứng ngỗng, tiến hành tỉa trái. Tỉa bỏ bớt trái méo mó, trái trong chùm trên 3 trái, làm sao để trái rải đều không dính vào nhau là tốt nhất.

Sau xổ nhụy

  • Sử dụng CropWorks Cal-Bor, Nên phun 3-5 lần /mùa, phun từ sau khi hoa nở, 7-10 ngày/ lần.
  • Hoặc bà con sử dụng Bộ 3 Anh Quốc. Gồm 3 chai sản phẩm Cacium, Boron 15%Hortiponic.

Khi trái được 15-20 ngày tuổi

  • Phun định kỳ 7-10 ngày/lần bằng sản phẩm Dưỡng trái sầu riêng Max Fruits 500ml pha cho 300 – 400 lít nước để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái. Có thể cộng thêm Siêu Kẽm 12% để trái xanh và tăng sức đề kháng cho cây nuôi trái tốt hơn.

Khi trái được 20-35 ngày tuổi

Là cây đã chuyển qua giai đoạn rụng trái non. Thời điểm này cần tiếp tục tập trung bón phân cung cấp dinh dưỡng cho trái, lá phát triển.

  • Bà con nên sử dụng phân bón có thành phần từ rong biển hoặc NPK tỉ lệ 1-1-1 (như 15-15-15, 16-16-16, …). Cây sẽ hấp thụ nhanh nuôi trái lớn và nuôi cây tốt hơn.
  • Vì, trong giai đoạn cây mang bông cũng là giai đoạn cây yếu nhất, vì thiếu hụt dinh dưỡng đột ngột. Nên bổ sung Amino acid và vi lượng để lá xanh dày khỏe, tăng khả năng quang hợp. Đồng thời, trái phát triển đồng đều.
  • Sản phẩm Amino Rong Biển chính là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề trên. Bà con dùng 100g Amino pha cho 120 lít nước để tưới hoặc phun trực tiếp. Giúp tăng cường sức khỏe cây trồng, từ đó nâng cao khả năng đậu trái.
  • Ở giai đoạn này sẽ có hiện tượng rụng trái non, trái không đồng đều do dinh dưỡng không đầy đủ. Do đó, rất cần cung cấp dinh dưỡng cân đối, sử dụng 35-40 ngày đối với giống thái, 30-35 ngày đối với giống ri6.
Chăm sóc nuôi dưỡng trái sầu riêng

Cây từ 50 – 60 ngày tuổi

Nên trong quá trình này cần bổ sung các loại phân bón gốc giúp rễ phát triển. Giai đoạn này trái bắt đầu ra tăng kích thước. Là giai đoạn phát triển mạnh nhất của trái.

  • Tùy vào tình hình của vườn, của cây, số trái/cây, sức khỏe cây, cơi đọt, … để lựa chọn các tỷ lệ phân bón thích hợp. Một số tỷ lệ phổ biến như 20-10-10; 20-20-15; 15-15-15. Có thể chia làm 1 – 2 lần bón, khoảng cách hai lần bón từ 7-10 ngày.
  • Sau 60-70 ngày đối với giống thái, 50-55 ngày đối với giống ri6.
  • Đây là giai đoạn tích lũy tinh bột và tạo chất lượng quả. Do đó, việc cung cấp các nguyên tố trung vi lượng là rất quan trọng giúp cho bộ lá quang hợp tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cân đối. Bà con sử dụng sử dụng NPK có hàm lượng Kali cao (không phải Kali clorua) như 15-5-20, 15-5-25, 12-11-18. Phun định kỳ 7-15 ngày/1 lần để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả mà không suy cây.

Giai đoạn gần thu hoạch cần kiểm tra kỹ rệp sáp, thường bị trên cành cao nên khó phát hiện.

Lưu ý về khô hạn và sốc nước

  • Tránh tưới nước đột ngột: Cây sầu riêng ra hoa gặp phải con mưa trái mùa hoặc tưới nước đột ngột với lượng lớn, cây sẽ dễ bị sốc nước và rụng trái non. Cần đảm bảo cung cấp nước đều đặn và vừa đủ trong suốt quá trình ra hoa, đậu trái.
  • Cây ra đọt non quá sớm: Nếu cây ra đọt non quá sớm khi trái chưa đậu đủ 55 ngày. Cây sẽ chuyển hướng tập trung dinh dưỡng để nuôi đọt, khiến trái bị rụng. Trong trường hợp này, cần phun phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao. Để giúp lá nhanh thành thục, tránh ảnh hưởng đến trái.

Việc quản lý và chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đến khi thu hoạch đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chú ý chi tiết trong từng giai đoạn. Bằng cách đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, quản lý nước tưới hợp lý, và xử lý các hiện tượng bất thường kịp thời. Bà con sẽ đạt được mùa vụ thành công với năng suất và chất lượng trái cao. Chúc bà con thành công!

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT

Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *