Thán thư trên ớt và biện pháp phòng trị

than-thu-tren-ot-nhatnong02.jpg

Thán thư trên ớt là một trong những vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Bệnh phát triển và gây hại nặng vào mùa mưa. Gây thất thoát lớn về số lượng, giá trị thương phẩm của cây trồng, chính vì lý do đó, mời bà con cùng tham khảo bài chia sẻ dưới đây để biết được nguyên nhân và tác hại, sau đó chúng ta đưa ra giải pháp phù hợp để phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh thán thư do nấm Collectotrichum sp.

Điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh

  • Bào tử nấm phát tán nhờ gió, côn trùng và nước tưới đặc biệt là kiểu tưới rãnh.
  • Bào tử nấm gây bệnh thán thư có thể nảy mầm trong nước sau 4 giờ, nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển mạnh là 28 – 30 độ C. Trong điều kiện ẩm độ cao.
  • Bệnh thường phát triển mạnh vào tháng 5 – 9, khi cây ớt đang ở thời kỳ thu hoạch quả.
  • Đặc biệt ở những ruộng mất cân đối dinh dưỡng, trũng thấp, kém thoát nước, bón Đạm nhiều khiến bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

Thán thư trên ớt và dấu hiệu nhận biết

  • Đối với trên lá: Vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Lúc đầu, đốm bệnh ở mặt dưới lá có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu.
  • Dấu hiện trên cuống và thân cây: Vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen. Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm.
  • Dấu hiệu trên trái: Là thiệt hại nặng nhất, bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt. Nếu trên giống nhiễm, bệnh gây hại cả trái non, ban đầu xuất hiện những đốm tròn nhỏ có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt, sau đó vết bệnh lớn dần có hình thoi đến bầu dục, màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng. Trái ớt sau thu hoạch vẫn tiếp tục bị bệnh.

Thán thư trên ớt và biện pháp phòng trị

  • Bà con nên gieo trồng ớt ở mật độ thích hợp. Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục phối trộn thêm chế phẩm sinh học Trichoderma chứa nấm đối kháng, tăng cường đề kháng cho ruộng ớt.
  • Nhà vườn nên bón cân đối NPK, đặc biệt để bổ sung đầy đủ nguyên tố trung, vi lượng cho cây ớt có thể sử dụng phân bón lá như: Roots X phun định kỳ 7 – 10 ngày/ lần giúp cây cân đối dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng, cây lớn nhanh.
  • Không nên tưới quá nhiều nước, nhất là  tưới vào chiều tối dễ gây ẩm độ không khí cao vào ban đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, nhất là thời kì cây ớt đang cho trái sắp thu hoạch.
  • Thường xuyên thăm ruộng ớt, nhằm phát hiện bệnh kịp thời, sớm phòng trị tức thì.
  • Để khắc phục bệnh hại trên trái hiệu quả thì quý bà con nên bắt đầu phun thuốc phòng bệnh thán thư từ khi cây bắt đầu cho trái đến khi thu hoạch bằng các hoạt chất sinh học có tính mát không ảnh hưởng đến quá trình nuôi trái như: Chubeca 1.8 SL.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *