Sâu đục thân gây hại cây có múi.

Sâu đục thân gây hại cây có múi (Nadezhdiella cantori) ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất của cây trồng. Vì vậy cần có biện pháp phát hiện và khắc phục kịp thời.

a – Đặc điểm nhận dạng

Sâu đục thân là sâu non của con xén tóc nâu.

b – Tập tính sinh sống và gây hại

Xén tóc nâu thích nơi râm mát, ban ngày ẩn nấp, ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, chỗ gồ ghề ở thân cây, cách mặt đất 0,3 – 1m. Trong các tháng 5-6-7, sau khi đẻ 6-12 ngày, trứng sẽ nở. Sâu non nở ra chui vào vỏ, phá hoại phần gỗ, tạo thành

những đường ngoằn ngoèo dọc theo thân cây. Sâu non nghỉ đông 2 lần vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Sâu hoá nhộng vào khoảng tháng 2, vũ hoá thành xén tóc nâu vào tháng 3-4. Vòng đời của sâu đục thân kéo dài 2,5 – 3 năm.

c – Biện pháp phòng, trừ

* Biện pháp thủ công: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.

Về mùa mưa thường xuyên đi kiểm tra vườn 2 – 3 ngày 1 lần, nếu thấy sâu non xuất hiện đục vào thân cây thì phải tiến hành tiêu diệt để tránh sâu ăn sâu vào trong thân cây.

Nếu sâu đã ăn xuống khoảng 8 – 10 cm đùn phân ra thì dùng gai mây hoặc dây thép để lấy xác sâu ra hoặc xịt thuốc nồng độ cao vào lỗ có sâu.

Chú ý: Sâu đục thân thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vỏ ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng 11-12 người ta thường dùng hỗn hợp: 10kg bùn ao + 01 kg Basudin + 05 kg phân trâu+ 20 lít nước sạch, khuấy đều thành dung dịch đặc sệt rồi quét từ gốc cây lên đến cành cấp 1 vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm sẽ có tác dụng: một là lấp các kẽ nứt ở vỏ cây làm cho sâu không có chỗ đẻ trứng, hai là nếu sâu đẻ trứng thì hỗn hợp thuốc sẽ làm cho trứng bị ung không nở thành sâu non để phá hại được.

Để tham khảo thêm nhiều kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vui lòng truy cập tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *