CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG

1. CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG LÀ GÌ?

a- Cơi đọt sầu riêng là gì?

Cơi đọt sầu riêng sẽ được tính từ lúc đọt vừa nhú đến khi lá già và chuẩn bị cơi mới.

Cơi đọt phát triển tốt

Đầu tiên, bà con quan sát khoảng cách giữa đọt già và đọt non kiểm tra xem có cách xa không. Điều này giúp xác định độ già và đồng loạt của đọt.

Sau đó, kích thích sự phát triển của cơi đọt sầu riêng tiếp theo. Nếu cơi đọt chưa phát triển đồng đều, cần điều chỉnh lá lụa già để tăng quá trình phát triển.

Trong giai đoạn già của cơi đọt, có thể tạo thêm cơi đọt sầu riêng mới. Vườn sầu có tán lớn, cần tiến hành rửa cây, loại bỏ rong rêu và sát khuẩn. Thời điểm này nên sử dụng Mancozeb hoặc loại thuốc gốc đồng để sát khuẩn, trừ nấm, tẩy rong rêu. Điều này giúp hạn chế nấm bệnh cho cây khi cây ra hoa và đậu trái.

b- Một cơi đọt bao lâu?

Thời gian 1 cơi đọt sầu riêng kéo dài từ 55 – 60 ngày tùy theo độ tuổi và thể lực của cây.

Tùy thuộc vào khí hậu, đặc điểm địa hình và cách chăm sóc, cây có thể ra đọt 2, 3 hoặc 4 lần mỗi năm.

1 cơi đọt bà con phun thuốc phòng sâu rầy khoảng 2 lần và sau khi lá mở phun trung bình 2 lần thuốc nấm.

Tạo cơi đọt trước khi cây ra hoa là rất quan trọng. Cơi đọt cần có kích thước lớn, mạnh mẽ để tích trữ dưỡng chất và thúc đẩy quá trình nuôi bông và đậu trái sau này.

Một cơi đọt đẹp có thể làm cho quá trình phân hóa hoa diễn ra chậm hơn. Mặc dù cây sẽ ra hoa ít nhưng tỷ lệ đậu trái sẽ cao hơn.

2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG

a- Giai đoạn nhú cơi

Sau khi cắt cành để tạo tán và chống sâu bệnh, bước tiếp theo là giai đoạn nảy mầm.

Mầm non bắt đầu nhú ra ở nách lá già.

Đây là thời kỳ cây mới nảy mầm và phụ thuộc hoàn toàn vào cây mẹ về dinh dưỡng và không tự phát triển được.

Mầm non phát triển thành chồi non, lá nhỏ và có màu xanh non.

Trong giai đoạn này, người dân cần chú ý đến các vấn đề như côn trùng phá hoại, sầu riêng ra nụ không đều hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy bà con cần quản lý sâu bệnh hại (rầy xanh, nhện đỏ, sâu đục lá/thân…) đồng thời kích cơi đồng loạt mỗi cơi kích 1 lần bổ sung kịp thời và đầy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nhện đỏ xuất hiện ở lá sầu riêng

b- Giai đoạn mở lá

Chồi non tiếp tục phát triển, lá bắt đầu mở rộng và chuyển sang màu xanh đậm.

Giai đoạn này vẫn nhận trực tiếp dinh dưỡng từ cây mẹ, từ rễ đưa lên, chưa thể ra hoa.

Khi lá mở hoàn toàn, chu kỳ dinh dưỡng tiếp theo sẽ tập trung chủ yếu vào cung cấp nguồn dự trữ cho cây và hỗ trợ sự phát triển của cơi đọt kế tiếp.

Cành nhánh bắt đầu hình thành. Cơi đọt quang hợp và tổng hợp sinh dưỡng cho cây.

Bà con có thể đánh giá tình trạng của cây dựa trên màu sắc, độ dày của lá, biểu hiện độ mập hay ốm của cành và tình trạng của bộ rễ. Nếu cành yếu phải cung cấp nhiều dinh dưỡng.

Chú ý, thời điểm này nhện đỏ, rầy xanh và rệp sáp có thể dễ dàng tấn công. Bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và phòng trị kịp thời.

c- Giai đoạn chuyển lụa

Giai đoạn này lá mở rõ, dần già chuyển màu và rụng. Cành nhánh phát triển và vỏ chuyển sang màu nâu. Lúc này, lá có thể tự quang hợp và cung cấp ngược dinh dưỡng cho cây trồng.

Ở giai đoạn này, coi đọt sầu riêng hoàn thành chu kỳ phát triển. Nếu không xử lý thì cây tiếp tục đi thêm cơi đọt mới, lại lặp lại chu trình phát triển của 1 cơi đọt. Cây sẽ không ra hoa đậu trái.

Nếu không tạo cơi đọt mới, trước khi cây ra hoa nên làm già cơi đọt. Cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản.

Lúc này, bà con cần để cơi đọt sầu riêng phát triển đồng loạt hơn. Sử dụng phân MKP 0-52-34 (Lân và Kali – để biết thêm công dụng MPK bà con có thể xem thêm bài viết này). Giúp làm chậm lại quá trình phát triển của cơi già, đảm bảo cơi già và cơi non phát triển đều. Lá dày, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình già của cơi đọt sầu riêng, ngăn chặn sự phát triển của cơi đọt.

3. KỸ THUẬT CHĂM SÓC CƠI ĐỌT

Kỹ thuật chăm sóc cơi đọt sầu riêng để đảm bảo đủ sức khoẻ cho cây, tạo tiền đề tốt cho mùa vụ đạt năng suất cao.

BƯỚC 1: Bà con tiến hành cắt tỉa sau khi thu hoạch, vệ sinh vườn sầu riêng và xử lý nấm bệnh hại. Sử dụng phân hữu cơ như phân rơm, phân chuồng để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

BƯỚC 2: Tiến hành bón phân hữu cơ và kích rễ cho cây khi cơi lá chuyển già. Đảm bảo tưới nước đầy đủ và duy trì độ ẩm cho đất.

Lưu ý: Có thể sử dụng Humic để tạo rễ vì giá thành hợp lý. Giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt, sau đó ưu tiên dinh dưỡng hữu cơ, cuối cùng là NPK. Sử dụng kết hợp hoặc sử dụng riêng tùy theo tình trạng của lần sử dụng trước đó.

Bà con có thể tham khảo sử dụng Super Humic Fulvic 1 Kg cho 800 – 1.000 lít nước tưới gốc. Hoặc 1kg trộn với 100 – 200kg phân NPK hay hữu cơ bón trực tiếp vào góc.

Định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.

BƯỚC 3: Phun dưỡng đọt và trừ sâu rầy từ khi cây bắt đầu nhú mũi giáo.

Bà con có thể sử dụng Phân bón Siêu bung đọt. Giúp kích bung đọt đồng loạt, ngọn vươn dài, lá dày xanh, mập đọt. Chai 500ml. Sử dụng: Pha 2cc / 1 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá.

BƯỚC 4: Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và kịp thời xử lý sâu bệnh hại tấn công cây.

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT

Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *