Sâu đục gốc (Anoplophora chinensis) hại cây có múi

Sâu đục gốc (Anoplophora chinensis) là loài gây hại phổ biến trên cây có múi, cùng Nhật Nông tìm hiểu đặc điểm cũng như cách phòng trị loài côn trùng gây hại này nhé.

a – Đặc điểm nhận dạng

Sâu đục gốc còn gọi là xén tóc sao hay xén tóc hoa vì trên thân có điểm khoảng 30 chấm trắng.

b – Tập tính sinh sống và gây hại

Con trưởng thành thường ăn các phần non của cây, đặc biệt là rễ non trước khi đẻ trứng vào tháng 5-6. Trước khi đẻ, xén tóc sao cắn gốc cây một vết hình chữ T ngược rồi đẻ trứng vào đó. Sau 6-12 ngày thì trứng nở, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với thân. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào phần gỗ. Nhiều khi sâu đục cả những rễ to, làm cây héo toàn bộ,

rụng lá và chết. Sâu non phá hại trong 2-3 tháng thì nghỉ đông ở gốc cây. Đến tháng 3-4 năm sau thì hoá nhộng, tháng 5-6 vũ hoá. Vòng đời của xén tóc sao là 1 năm.

c – Biện pháp phòng, trừ

* Biện pháp thủ công: Thăm vườn thường xuyên, bắt xén tóc trưởng thành.

  • Biện pháp hóa học: Dùng thuốc Supracide hoặc Ofatox nồng độ 1-1,5/1000 bơm vào lỗ đục của cây sau đó dùng đất sét bịt miệng lỗ lại. Kết hợp phun các loại thuốc như: Alocbal 40EC, Marshal 200SC, Vitashield 40EC, Vitashield gold 600EC, Dragon 585EC, Vibasu 10H lên trên cây để diệt trứng.

(Để xem thêm nhiều bài viết về kỹ thuật cây trồng, vui lòng truy cập tại đây)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *