Rầy gây hại Sầu Riêng và biện pháp phòng trị

ray-gay-hai-sau-rieng-nhatnonggroup-com2

Rầy là một trong những loài côn trùng gây hại rất phổ biến trên vườn Sầu Riêng. Chúng ta cùng tìm hiểu về cách gây hại của chúng để đưa ra những biện pháp phòng ngừa cho hiệu quả.

Rầy gây hại sầu riêng như thế nào?

Ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, rầy gây hại bằng cách chích hút lá non và đọt non, làm cho lá không phát triển, bị biến dạng, cháy mép lá dần dần khô và rụng. Đọt non có thể bị khô và chết, trơ cành mà có thể nhầm với triệu chứng do bệnh. Vết chích do rầy gây ra có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.

Con trưởng thành dài khoảng 2,5-3,0 mm, cánh trong suốt, toàn thân màu vàng nhạt. Trứng được đẻ thành từng đám trên lá non trong mô lá. Khi mới đẻ trứng có màu vàng, dần chuyển sang màu nâu. Ấu trùng bên ngoài phủ lớp sáp mỏng và các tua sáp kéo dài ở cuối thân. Con trưởng thành và ấu trùng tuổi lớn thường di chuyển nhanh khi thấy động và thường tập trung ở mặt dưới lá sầu riêng.

Rầy phấn phát triển mạnh trong mùa khô. Lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác. Mật độ trong mùa mưa giảm nhanh, tuy nhiên sẽ tăng mật số rất nhanh khi mùa khô đến. Ảnh hưởng cây không phát triển được tán dẫn đến ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng, phẩm chất kém. Rầy tiết nhiều chất mật được tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển làm đen lá, trái.

Biện pháp phòng trị hiệu quả

  • Ngoài tự nhiên có nhiều loài thiên địch của rầy phấn như nhện, bọ rùa CoccinellaChrysopa sp., và ong ký sinh, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch phát triển để khống chế rầy.
  • Nhà vườn nên tưới đủ nước và bón phân cân đối giúp cây khỏe mạnh tăng sức đề kháng. Tăng cường bón phân hữu cơ. Nên tủ gốc hoặc duy trì một lớp cỏ giữ ẩm trong mùa khô.
  • Phun nước mạnh trên tán lá để hạn chế sự hoạt động của rầy.
  • Sử dụng bẩy màu vàng để thu hút thành trùng.
  • Có thể phun các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng ngừa:
  • Khi vừa mới xuất hiện hoặc phun phòng ngừa trước mỗi giai đoạn như: Abamectin, Emamectin,… phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.
  • Hoặc nhà vườn có thể sử dụng một số loại thuốc hoá học như: Imidacloprid, Fenobucarb,… (Để đạt được hiệu quả phòng trị cao nên sử dụng luân phiên gốc thuốc)

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *