Hiện tượng sầu riêng bị nứt gai, nứt dọc cuống đang trở thành mối lo ngại lớn cho bà con nông dân, bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chất lượng của quả, dẫn đến thiệt hại kinh tế. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bể gai ở quả sầu riêng, và đâu là cách khắc phục hiệu quả nhất để giúp bà con bảo vệ được năng suất cây trồng?
1. Biểu hiện
Nứt gai: Các gai trên vỏ quả sầu riêng bị nứt toác, tách ra khỏi nhau, tạo ra các khe hở nhỏ hoặc lớn. Những khe nứt này có thể xuất hiện ở một số vùng trên quả hoặc lan rộng ra toàn bộ bề mặt.
Nứt dọc cuống: Phần cuống trái cũng có thể xuất hiện các vết nứt dọc. Bắt đầu từ phần gốc cuống và kéo dài xuống phần tiếp giáp với quả. Những vết nứt này thường làm cuống quả trở nên yếu hơn và dễ gãy.
Thay đổi màu sắc: Các vùng bị nứt có thể trở nên thâm hoặc sậm màu hơn so với phần còn lại của quả. Điều này là do tổn thương lớp vỏ và quá trình oxy hóa diễn ra nhanh chóng tại các vết nứt.
Rò rỉ dịch nhựa: Từ những vết nứt có thể rỉ ra một ít nhựa, làm cho bề mặt quả trở nên dính và thu hút côn trùng.
Quả có thể bị hỏng nhanh hơn: Do các vết nứt mở ra, vi khuẩn và nấm mốc dễ dàng xâm nhập. Khiến quả nhanh chóng bị thối rữa nếu không được xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân gây nứt gai trên trái sầu riêng
Thứ nhất: Bón phân mất cân đối, thừa dinh dưỡng đa lượng thiếu dinh dưỡng trung vi lượng. Đặc biệt là nguyên tố Canxi (Ca) dẫn đến tình trạng nứt gai sầu riêng.
Thứ hai: Bộ rễ cây trồng bị sâu bệnh hại tấn công làm giảm chức năng của bộ rễ. Khi bộ rễ bị sâu bệnh tấn công, tuyến trùng gây hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hút dinh dưỡng khoáng nuôi các bộ phận trên mặt đất. Gây sự mất cân bằng dinh dưỡng và thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng nứt trái, rụng trái.
Thứ ba: Hai cành mọc song song gần sát nhau khi mang trái sẽ dễ bị cọ sát dẫn đến bể gai.
Thứ tư: Rệp sáp xâm hại trên trái làm biến đổi hình dạng gai, giảm chất lượng trái.
Khi trái sầu riêng bị nứt gai sẽ có chất lượng quả bị kém đi và khi bán người mua sẽ kén chọn. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của bà con.
3. Giải pháp khắc phục tình trạng nứt trên trái sầu riêng
Trong quá trình tỉa cành, thứ nhất nên tạo tán phân bổ các cành đều nhau. Thứ hai, không chồng chéo sẽ giúp trái không bị cọ sát với nhau. Thường xuyên thăm vườn và quan sát cây. Loại bỏ những cành song song sát nhau để tránh khi thu hoạch không va chạm nhau.
Bón phân cân đối, tránh hiện tượng dư Đạm, thiếu Canxi. Bón phân NPK + TE theo tỷ lệ:
Giai đoạn 1 tháng sau đậu trái:
Bón NPK theo tỷ lệ 4:3:1 như NPK 20-15-5+TE.
Lượng bón từ 1 – 3Kg/gốc.
Giai đoạn sau đậu trái khoảng 80 – 90 ngày:
Khi cơm sầu riêng bắt đầu phát triển thì sử dụng NPK 14-7-21+TE hoặc NPK 15-5-20+TE. Tùy theo cây lớn hay nhỏ và năng suất trái nhiều hay ít, cân chỉnh lượng bón phù hợp từ 3 – 4Kg/gốc.
Bổ sung Canxi. Đồng thời phun phân bón lá có chứa Bo ở thời kì 15 – 20 ngày sau khi đậu trái.
Bà con có thể tham khảo các sản phẩm như: Kali Bo Israel, Sản phẩm Cropworks Cal-Bor, Organic-Cal Canxi hữu cơ… Để hạn chế hiện tượng cháy múi, nứt trái, nứt cuống, bể đầu gai.
Bà con lưu ý: Thị trường có 2 dòng Kali là đỏ và trắng. Bà con nên sử dụng Kali trắng. Vì trong hàm lượng phân Kali đỏ có thành phần Clo sẽ gây cháy múi hoặc sượng múi. Còn thành phần của Kali trắng có chứa S (lưu huỳnh) giúp tăng mùi thơm và cơm vàng hơn.
Phòng trị rệp sáp:
Sử dụng thuốc hóa học gốc Lân hữu cơ có hiệu quả đối với Rệp Sáp. Nhưng không sử dụng liên tục một loại nhất định. Nên sử dụng thuốc phối hợp thuốc hóa học với Dầu khoáng (0,5%).
Tuy nhiên để tránh ảnh hưởng của Dầu khoáng đối với cây trồng, nồng độ thuốc nên lưu ý khuyến cáo trên bao bì thuốc khi sử dụng. Dùng Sherpa, Suprathion, Trebon, Confidor 100SL, Actara 25WG, Ecasi 20EC phun nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun trong 1-2 lần ở thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc một ít xà phòng. Nhằm phá lớp sáp phủ trên người rệp là để cho thuốc dễ thấm.
Biện pháp sinh học: Bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên như: Bọ rùa, nhện, kiến vàng, bọ cánh cứng.
Ngoài việc cân bằng phân hóa học. Bà con nên sử dụng thêm phân hữu cơ như: đạm cá, đạm đậu nành, phân humic, nấm trichoderma,… Điều này rất tốt trong quá trình nuôi trái, tăng phẩm chất và chất lượng trái hiệu quả.
Qua bài viết này, Nhật Nông mong rằng sẽ giúp ích cho bà con trong việc nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng nứt gai trên trái sầu riêng. Nhật Nông kính chúc bà con nhiều sức khỏe và đạt được một vụ mùa bội thu!
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong