Nấm Phytophthora gây hại cho cây trồng

nam-phytophthora-gay-hai-nhatnong03.jpg

Nấm Phytophthora gây hại trên diện rộng đối với nhiều loại cây trồng – điển hình là bệnh vàng lá thối rễ (cam, quýt, bưởi, sầu riêng,…), thối loét thân (sầu riêng), chết nhanh (tiêu), sọc đen (cao su). Nấm gây hại chủ yếu trong mùa mưa, nhất là vào cuối mùa mưa khi có khí hậu ấm và ẩm. Nấm Phytophthora có thể tấn công riêng lẻ nhưng đa số có sự kết hợp với các nấm khác như Fusarium, Pythium và Rhizoctonia.

Có thể nói Phytophthora là một nhóm nấm bệnh rất lớn. Chúng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới và có hơn 1.000 cây ký chủ. Riêng đối với bệnh vàng lá thối rễ nấm phytophthora thường gây hại mạnh ở những vườn thoát nước kém, đất bị úng nước.

Nấm Phytophthora gây hại với cách thức như sau

  • Chúng sống trong đất dưới hình thức các sợi nấm (mycelium) hoặc các bào tử có vách dày gọi là noãn bào tử (oospores). Các noãn bào tử tồn tại hàng năm trong đất. Khi đất ẩm, các noãn bào tử nảy mầm cho ra các sợi nấm (mycelia). Các sợi nấm sinh ra các bào tử nang (sporangia). Các bào tử nang chứa các cá thể gây bệnh gọi là động bào tử (zoospores). Các động bào tử chỉ phóng thích ra ngoài bào tử nang để đi gây bệnh khi đất bị úng nước hoàn toàn.
  • Khi ra ngoài các động bào tử dùng roi (flagella) bơi ngay tới các rễ cây để gây bệnh. Chúng cũng bơi theo dòng nước mưa để tới các nơi khác trong vườn, làm bệnh lây lan rất nhanh. Vườn bị ngập úng nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn.
  • Ngoài ra tuyến trùng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, tuyến trùng xâm nhập vào rễ tạo vết thương hở cho nấm xâm nhập vào gây bệnh

Biện pháp phòng chống nấm Phytophthora

  • Để có thể phòng chống nấm Phytophthora một cách bền vững chúng ta cần phải cân bằng được hệ vi sinh vật trong đất.
  • Khi Phytophthora đang gây hại chứng tỏ chúng đang bị mất cân bằng.
  • Cần bổ sung các chủng nấm đối kháng mạnh như Chaetomium và Trichoderma định kỳ vào đất để diệt trừ. Khi bổ sung nấm đối kháng cần đảm bảo pH không quá thấp, bổ sung chất hữu cơ để nấm có thể hoạt động một cách tốt nhất. Để phòng bệnh, bổ sung định kỳ 3 – 6 tháng.

Lưu ý

Quý bà con muốn tham khảo nhiều bài cẩm nang hoặc tin tức nông nghiệp hay, mời quý bà con CLIK TẠI ĐÂY để tiện theo dõi nhé ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *