Kỹ thuật làm bông sầu riêng, bà con cần chuẩn bị gì?

Kỹ thuật làm bông sầu riêng, bà con cần lưu ý chuẩn bị các yếu tố nào? Để sầu riêng ra hoa và đậu trái đạt năng suất cao, bà con cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau:

1. Độ tuổi của cây sầu riêng

Sầu riêng phải đủ 3-4 năm tuổi để có thể làm bông hiệu quả và có thể ra hoa. Để cây phát triển khỏe mạnh và tránh tình trạng cây suy yếu, bà con nên để cây từ 4 năm tuổi trở lên. Khi cây đạt độ tuổi này, dàn cành đã đủ lớn, bộ khung chắc khỏe và có khả năng mang trái. Ở một số khu vực, tùy vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu không thuận lợi bà con có thể cần để cây đến 5 – 6 năm tuổi mới bắt đầu làm bông. Cây sầu riêng non (cây tơ) thường khó ra bông hơn, vì lúc này cây còn đang trong giai đoạn phát triển. Khi cây đã đạt độ trưởng thành nhất định thì xử lý để cây ra hoa sẽ dễ dàng hơn.

2. Cây phải đủ cơi lá trước khi làm bông sầu riêng

Một yếu tố quan trọng không thể thiếu khi đánh giá khả năng ra bông của cây sầu riêng là tình trạng lá. Cây cần phải đi đủ ít nhất 2 cơi đọt và lá đã già hoàn chỉnh thì bắt đầu tạo mầm. Đối với những cây yếu, bà con có thể chăm sóc để cây ra 3 cơi lá. Khi cây sầu riêng đã ra cơi lá và lá có màu xanh non (giống màu đọt chuối hoặc lá bánh tẻ) có thể bắt đầu dằn gốc cây bằng phân Lân. Nếu bộ lá của cây hơi yếu, cây sẽ dễ dàng ra hoa hơn. Nhưng bà con cần chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt là trong giai đoạn “mắt cua”, để tránh tình trạng ra bông phướn/bông lá.

Để lá già nhanh, bà con có thể sử dụng các loại phân bón có hàm lượng Lân và Kali cao. Phun đều lên mặt lá. Từ đó, giúp cây thúc đẩy quá trình làm già lá. Đây là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật làm bông sầu riêng chuẩn bị cho mùa ra hoa. Một số sản phẩm như: MKP, Lân 86, Bloom plus 10-60-10, Siêu Lân Sữa, NPK 7-5-44 TE,… Để có một bộ lá đẹp, dày và xanh bóng, bà con cần kết hợp cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân bón hóa học. Nguyên lý cơ bản là phân bón chứa Lân giúp cây phát triển lá xanh dày. Còn phân bón chứa Kali sẽ thúc đẩy quá trình làm già lá, cứng cây và làm tăng chất lượng hoa quả.

Chuẩn bị 2-3 cơi lá trước khi làm bông sầu riêng
Chuẩn bị 2-3 cơi lá trước khi làm bông sầu riêng

3. Vệ sinh cây trước khi làm bông sầu riêng

Một bước quan trọng khác trong quá trình ra hoa sầu riêng là vệ sinh cây đúng cách. Bà con nên tỉa bỏ các cành tăm, cành bơi trong thân cây. Nếu cây có ít lá, nên đợi sau khi phun thuốc tạo mầm và làm già lá lần cuối. Sau đó mới tiến hành tỉa cây để không làm cây bị stress. Bên cạnh đó, bà con cũng cần phun và tưới gốc cây các loại thuốc ngừa nấm bệnh. Đặc biệt là bệnh thán thư. Nhằm để bảo vệ cây khỏi những bệnh hại gây ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu quả. Một số loại thuốc có thể sử dụng là:

  • Azoxytrobin
  • Ascorbic acid
  • Citric acid
  • Hexaconazole
  • Difenoconazole

Những loại thuốc này giúp bảo vệ cây khỏi các bệnh nấm. Đảm bảo sức khỏe của cây trước khi bước vào giai đoạn ra hoa.

4. Điều chỉnh pH đất

pH đất là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của cây sầu riêng. Đặc biệt trong giai đoạn làm bông. pH đất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ các dưỡng chất trong đất. Nếu pH quá thấp hoặc quá cao sẽ làm giảm hiệu quả của các phân bón và dưỡng chất cung cấp cho cây. Bà con nên kiểm tra pH đất thường xuyên. Và duy trì mức pH ổn định từ 5,5 – 6,5 là lý tưởng. Nếu pH đất không đạt mức này, bà con có thể bổ sung vôi hoặc các loại hữu cơ. Ví dụ như Super Humic FulvicBio KingRoots X,… để cân bằng pH đất, giúp cây phát triển mạnh mẽ và ra hoa tốt hơn.

Thời tiết và tiết bông

Thời tiết đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra hoa làm bông sầu riêng. Ở miền Tây, ngày 15 và mồng 1 âm lịch được xem là thời điểm có tiết bông tốt. Lúc này, trời trong và gió nhẹ. Ngoài ra, khi mặt trăng và mặt trời nằm về một phía vào ngày 30 mồng 1 âm lịch. Đây là khoảng thời gian lực hấp dẫn mạnh nhất trong tháng cũng thúc đẩy cây sầu riêng ra hoa mạnh mẽ.

Kiểm tra phòng trừ sâu bệnh trước khi làm bông sầu riêng

Bà con cần kiểm tra kỹ để phát hiện các loại sâu hại trong quá trình ra hoa sầu riêng. Như sâu đục thân, bệnh thán thư, rầy, rệp, côn trùng chích hút, nấm và đốm rong. Sau khi phát hiện, cần phun thuốc phòng trừ bệnh kịp thời để bảo vệ cây. Điều quan trọng là phải đảm bảo cây thật khỏe mạnh để có đủ sức ra bông. Bà con cũng cần xử lý rong rêu, tiến hành sát khuẩn và khử trùng cây trước khi bắt đầu giai đoạn làm bông.

Cần lưu ý không tạo hiện tượng “sốc nước” cho cây. Vì việc tưới đột ngột với lượng nước lớn hoặc thiếu nước đều có thể dẫn đến rụng bông & trái non. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây sầu riêng. Đặc biệt là giai đoạn tích lũy tinh bột và tạo chất lượng quả. Các phân bón hữu cơ và vô cơ cần được sử dụng đúng cách để cây phát triển mạnh mẽ và cho trái chất lượng cao.

Chúc bà con nông dân thành công và thu hoạch những trái sầu riêng chất lượng!

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật làm bông sầu riêng và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *