Giải pháp sản xuất lúa khi lũ nhỏ ở ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm luôn chịu sự bao phủ của nước trong mùa nước nổi, đây là một món quà của tự nhiên ban tặng trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Đồng bằng sông Cửu Long chính là vựa lủa chính của Việt Nam chúng ta.

Cá tôm, phù sa, nước ngọt và thau chua rửa phèn do lũ mang lại luôn làm cho người dân nơi đây có được cuộc sống đủ đầy, đất trở nên màu mỡ và cho những mùa màng bội thu, đưa ĐBSCL luôn trở thành một vùng nông nghiệp lớn nhất của cả nước, trong đó có ngành sản xuất lúa.

Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và sự can thiệp trực tiếp của con người trong xây dựng các đập thủy điện phía thượng nguồn dòng sông Mekong đã làm giảm nhiều nguồn nước lũ ở ĐBSCL tạo ra hiệu ứng “không có lũ” như năm nay.

Không có lũ, đồng nghĩa mất đi nhiều lợi ích từ lũ mang lại. Người dân mất đi nghề “chài lưới” tạo kế sinh nhai, sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách như thiếu nước ngọt, phèn gia tăng, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, các đối tượng dịch hại cây trồng có cơ hội phát triển và chi phí sản xuất sẽ tăng cao. Tất cả báo trước một năm sản xuất nhiều bất lợi.

Không có nước đồng nghĩa đất sẽ không được bồi đắp thêm phù sa, không được thau chua rửa phèn, mất đi sự màu mỡ. Không có nước cũng đồng nghĩa lúa chét, cỏ dại nhiều gây ra nhiều độc tố sau khi được cày vùi vào đất.

Ngoài ra, chúng đã trực tiếp lấy đi nhiều dinh dưỡng từ đất cho sự tồn tại, phát triển làm cho nguồn dinh dưỡng trong đất giảm đi. Đồng thời cỏ, lúa chét cũng là nguồn trú ngụ, sinh tồn, phát triển của nhiều dịch hại, nhất là chuột.

Tất cả những yếu tố trên đã cho thấy một bức tranh không mấy thuận lợi cho sản xuất lúa của vùng, thậm chí nếu không muốn nói là báo động với nhiều nỗi lo và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro.

Để hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi khi không có lũ, một số giải pháp cụ thể cần ưu tiện thực hiện:

i) Tùy theo từng vùng, nhất là nơi có xu hướng xâm nhập mặn cần có biện pháp tích nguồn nước ngọt ở các kênh lớn, cùng với đó là tính toán mùa vụ hợp lý hơn để né tránh;

ii) Bằng mọi cách có thể giữ được nước trên ruộng, nhất là nguồn nước mưa kết hợp việc cày vùi dập lúa chét, cỏ dại để các chất hữu cơ này có đủ thời gian gian phân hủy vừa tạo ra nguồn hữu cơ, giải phóng một phần dinh dưỡng vào đất, hạn chế axit hữu cơ và cắt đứt nguồn cư trú và lây lan dịch hại;

ii) Kết hợp ngay việc bón Phân lân nung chảy Ninh Bình khi cày với liều lượng từ 300 – 400kg/ha để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, trung hòa axit, tăng độ pH đất (giảm chua), đồng thời cố định các độc tố như ion sắt và nhôm, nhất là trên những vùng đất phèn, phèn mặn;

iii) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ngay sau sạ hoặc cấy (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm…) đến hết vụ sao cho lúa phát triển thuận lợi nhất có thể, tạo tiền đề có được năng suất cao và chất lượng tốt nhất.

Phân lân nung chảy Ninh Bình là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng lân (P2O5) cho cây trồng, còn cung cấp chất vôi (CaO) từ 28 – 34%, chất magiê (MgO) từ 16 – 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất. Ngoài ra chất magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây; chất silic (SiO2) từ 25 – 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.

Phân lân nung chảy Ninh Bình không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, nên không bị rửa trôi.

Nguồn: Báo Nông Nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *