Bọ trĩ gây hại trên cây có múi

bo-tri-nhatnong2

Bọ trĩ gây hại trên cây có múi và biện pháp cần thiết đối với bà con nông dân

1. Bọ trĩ và đặc điểm nhận dạng.
Trưởng thành: Có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1,1mm, trưởng thành cái có kích thước lớn hơn trưởng thành đực cơ thể có màu vàng nhạt đến màu vàng đậm, phần bụng đậm hơn phần đầu và ngực. Mắt kép màu nâu đen, cánh hẹp thon dài, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài.

Trứng: Hình bầu dục, mới đẻ có màu trắng trong, sau chuyển thành trắng ngà, sắp nở màu trắng đục được đẻ trong mô của cánh hoa, mô lá, trứng đẻ rải rác.

Ấu trùng: Râu có 7 đốt, không cánh.

Nhộng: Có màu vàng sậm, mắt kép và mắt nhỏ có màu đỏ, mầm cánh xuất hiện, râu đầu ngắn.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là image.png
Bộ trĩ và triệu chứng gây hại

2. Tập tính sinh sống và gây hại

Sống trên các bộ phận như cánh hoa, đài hoa, nụ hoa, cuống hoa, lá non, quả non. Bọ sống và gây hại chủ yếu trên hoa quả non. Trưởng thành ít bay, hoạt động mạnh vào buổi sáng và chiều mát.

Cả trưởng thành và ấu trùng bọ trĩ màu vàng đều cắm vòi hút dinh dưỡng từ hoa, quả non. Nếu bị nặng hoa sẽ bị táp, nhanh tàn, cánh hoa rụng sớm, giảm tỷ lệ đậu quả.

Trên lá non, bọ trĩ làm lá bị biến màu, cong queo.

Trên trái, bọ trĩ tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi màu bạc trên vỏ trái.

c – Biện pháp phòng ngừa

  • Biện pháp thủ công:
    • Tỉa cành tạo tán thông thoáng tránh ẩm độ cao.
    • Thu nhặt những trái bị hại đem tiêu hủy.
    • Phun nước lên cây.
  • Biện pháp sinh học: Bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên
  • Biện pháp hóa học: Phun diệt bọ trĩ bằng dầu khoáng hoặc các loại thuốc như: Abamectin, Sagolex, Bassan, Trebon, Confidor, Cypermethrin khi cây bắt đầu ra nụ nếu bọ trĩ có mật độ cao và sau khi hoa rụng 15 ngày.

Để tìm hiểu thêm nhiều bài cẩm nang nông nghiệp hữu ích, xin quý bạn đọc tham khảo TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *