Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh gỉ sắt hay còn gọi là bệnh rỉ sét trên cây cà phê là một loại bệnh hại hết sức khó lường và có mức độ gây hại nghiêm trọng đến cây cà phê. Bệnh gỉ sắt không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng trái cà phê trong mùa vụ mà còn là yếu tố quyết định sự sống còn của cả vườn cà phê. Vậy làm thế nào để bà con nhà nông phòng trừ và điều trị loại bệnh hại này một cách hiệu quả?

Tổng quan về bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

– Tác nhân gây bệnh gỉ sắt trên cây cà phê là nấm Hemileia vastatrix B và Br.

– Hemileia vastatrix B và Br là loại nấm chuyên ký sinh trên cây cà phê gây ra bệnh gỉ sắt. Hiện nay, trong môi trường, người ta nghiên cứu thống kê được khoảng 32 chủng sinh lý của nấm Hemileia vastatrix B và Br có thể gây bệnh cho cây cà phê.

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh gỉ sắt – Hemileia vastatis (vastatrix):

Bào tử nẩy mầm ở nhiệt độ từ 20-25oC. Bào tử phát tán nhờ gió, nước, côn trùng, con người. Ở miền Nam, bệnh thường phát triển mạnh ở tháng 10, 11, 12 dl. Các giống cà phê Chè và Vối bị nhiễm bệnh nặng, cà phê Mít bị nhiễm ở mức trung bình, giống Catimor có khả năng chống bệnh cao.

Vào mùa khô, các bào tử nấm có thể ẩn mình lưu trú trên lá qua nhiều tháng sau đó vào mùa mưa thì bắt đầu nảy mầm, sinh trưởng, sinh sôi bệnh hại và lây sang các cây khác trong vườn.

Bào tử nấm thường di chuyển từ cây này sang cây khác giờ bay theo gió, nước mưa, nước tưới, lây qua côn trùng trung gian hoặc qua các hoạt động khi nông dân chăm sóc vườn cà phê như cắt tỉa cành, thu hoạch trái,..

Biện pháp quản lý bệnh gỉ sắt – Hemileia vastatis (vastatrix):

–  Trồng giống kháng hay chống chịu bệnh.

–  Tỉa cành cho cây thông thoáng. 

– Ghép chồi thay thế cây bị bệnh nặng.

– Bón phân cân đối

–  Vệ sinh vườn cà phê, làm cỏ sạch để hạn chế sự lây lan và phát triển bệnh.

–  Chăm sóc và bón phân cân đối.

– Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện, phun lại khi điều kiện áp lực bệnh cao. Phun ướt đều cả hai mặt lá bằng 1 trong các loại thuốc sau: Sumi Eight 12.5WP, Anvil 5SC, Tilt Super 300EC hay hỗn hợp các hoạt chất (Azoxystrobin + Difenoconazole); (Mandipropamid + Chlorothalonil)…

– Nếu bệnh gây hại nặng thì nên phun cho đến khi bệnh dứt hẳn và thời gian cách nhau giữa 2 lần phun là 15 – 20 ngày.

Lưu ý :

  • Cần tưới đủ nước và dinh dưỡng cho cây trồng phù hợp theo từng giai đoạn
  • Tuân thủ các yêu cầu an toàn khi sử dụng phân thuốc
  • Mọi thắc mắc về sản phẩm hoặc kỹ thuật bà con liên hệ ngay để được hỗ trợ cụ thể

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!

Tham khảo chi tiết các sản phẩm khác tại: https://nhatnonggroup.com/
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *