BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÀ PHÊ

Bệnh nấm hồng trên cà phê là một trong những loại bệnh làm chết cành rất nhanh, gây thiệt hại nặng, bệnh thường xảy giai trong giai đoạn mùa mưa. Gây thất thoát cho cây trồng và nhà vườn. Chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp phòng trị thế nào để mang lại hiệu quả cao.

Nguyên nhân gây hại

  • Do nấm Corticium salmonicolor Berkeley & Broome gây nên. Đầu tiên trên quả, cành hay thân xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm này nhiều lên tạo thành một lớp phấn mỏng sau này có màu hồng đó là bào tử của nấm. Xuất hiện ở mặt dưới cành, cuống quả, quả. Bị hại nặng làm cành chết khô, quả héo và rụng.
  • Bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên của cây. Còn trên vườn sẽ thấy xuất hiện ở những cây phía ngoài vườn hoặc những vùng có cây bị khuyết. Bệnh phát triển rất nhanh trên từng cây, tốc độ làm chết cành rất nhanh, nhưng khả năng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm.

Thời gian gây hại

  • Bệnh nấm hồng phát sinh từ tháng 6 – 7, cao điểm vào tháng 9 và chấm dứt vào cuối mùa mưa (tháng 10 – 11).

Bệnh nấm hồng trên cà phê và biện pháp phòng trừ hiệu quả.

  • Bà con cần thường xuyên thăm vườn vào đầu mùa mưa, nhất là những năm có mưa nhiều để phát hiện bệnh sớm.
  • Cắt bỏ và đem tiêu hủy đối với những cành bị bệnh nấm hồng gây hại nặng.

Biện pháp sinh học

  • Sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học như: Nấm đối kháng vi sinh Trichoderma

Bệnh nấm hồng trên cà phê phòng trị bằng biện pháp hóa học

  • Nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể phun một số loại thuốc hóa học thông dụng. Bà con nên phun lúc mới xuất hiện nấm màu trắng (Trước khi xuất hiện nấm màu hồng), phun 2 – 3 lần cách nhau 15 ngày.
  • Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Validamycin (Validacin 3 L, Validan 5 DD, Vali 5 DD); Hexaconazole (Anvil 5 SC), Copper Hydroxide (Champion 77 WP).

Để tìm hiểu thêm nhiều bài cẩm nang nông nghiệp hay, mời quý bà con CLIK TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *