Sầu riêng rụng trái non do quá trình sinh lý, còn có nhiều yếu tố khác như cách chăm sóc, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh tác động đến cây sầu riêng. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cây sau thu hoạch. Vậy những nguyên nhân này là gì và biện pháp xử lý ra sao, mời bà con cùng Trang tìm hiểu.
1. Do thiếu dinh dưỡng
Cây thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn mang hoa, mang trái dễ bị “stress”, làm đình trệ quá trình sản xuất amino acids. Khi không đủ dinh dưỡng, cây sẽ phải phân giải protein hiện có, dẫn đến rụng bông, trái non và suy yếu. Ngoài ra, cây còn dễ bị tấn công bởi rầy xanh, bệnh vi khuẩn, nấm. Khi đó cây không phát triển đủ cơi đọt, lá nhỏ, mỏng. Để khắc phục, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vi lượng và amino acids thiết yếu. Giúp cây khỏe mạnh, giảm rụng trái và tăng năng suất.
Giải pháp:
Bổ sung cân bằng phân hữu cơ như Đạm cá, Humic, phân chuồng và phân hóa học NPK 3 số đều (15-15-15, 16-16-16, 17-17-17…). Bón ít nhất 3 tháng trước khi làm bông để cây phát triển đầy đủ cơi đọt.
Cách bón: Tưới vòng quanh tán cây. Sau đó tưới thêm nước để giữ ẩm cho đất, giúp phân thẩm thấu tốt hơn. Định kỳ 20-25 ngày hoặc 1 tháng tưới một lần để duy trì dinh dưỡng cho cây.
Bổ sung Bộ 3 Anh Quốc 250ml giúp chống rụng bông tăng đậu trái sầu riêng
– Khi sầu riêng chuẩn bị xả nhụy trước 3 – 5 ngày pha 1 bộ ( 3 chai) cho 200 lít nước xịt ướt.
– Khi sầu riêng xả nhụy khoảng 70 – 80% pha 1 bộ cho 250 – 400 lít nước xịt ướt.
– Khi đậu trái khoảng 7 – 10 ngày pha 1 bộ cho 200 lít nước xịt ướt.
Đối với những cây sầu riêng vừa mang hoa hoặc trái non vừa đi đọt.
Khi sầu riêng phát triển mắt cua, bắt đầu tưới nhấp nước để cây quen dần với độ ẩm. Phòng ngừa mưa đột ngột gây sốc nước, làm rụng trái non và khiến cây dễ đi cơi đọt mới ở đầu cành.
Biện pháp xử lý:
Khống chế đọt non: Trước khi cây xả nhụy 15 ngày. Lúc này cây có đọt hay không có đọt bà con cũng nên phun ngừa. Tránh trình trạng cây đi đọt, bà con áp dụng 1 trong 2 cách sau:
Sử dụng Paclobutrazol kết hợp với Bloom plus 10-60-10 (tăng lân) giúp ức chế đọt từ bên ngoài và bên trong cây. Chọn Paclobutrazol dạng sữa để tăng khả năng hấp thu và an toàn cho cây.
Ngoài ra, Kali trắng (Kali sunphat) và MKP (phân lân và kali cao) giúp ức chế sinh trưởng sinh dưỡng, làm già lá và ngăn ngừa phát đọt. Tùy vào độ sung của cây, có thể bổ sung kali trắng để tăng hiệu quả.
Lịch tưới: Định kỳ tưới 2 lần, cách 7 ngày tưới một lần để duy trì sức khỏe và phát triển cho cây.
2. Sầu riêng rụng trái non do sốc nhiệt
Khi thời tiết nắng nóng liên tục, kèm theo một vài trận mưa trái mùa hoặc sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá cao. Khi đó, cây sầu riêng dễ bị rụng bông và trái non hàng loạt.
Giải pháp:
- Tưới nhấp nước đều đặn: Tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt. Việc tưới nhấp nước giúp duy trì độ ẩm ổn định cho cây. Giảm thiểu tác động của nhiệt độ cao và mưa đột ngột.
- Giữ cỏ vườn quanh tán cây: giúp giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Giúp bảo vệ bộ rễ và cây khỏi những biến động nhiệt độ quá lớn.
3. Do sốc nước
Trong vụ thuận (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), sầu riêng dễ bị sốc nước do mưa trái mùa. Tình trạng này gây rụng bông và trái non hàng loạt. Việc mưa đột ngột làm cây bị sốc, ảnh hưởng đến sự phát triển của bông và trái, khiến cây suy kiệt nhanh chóng.
Giải pháp:
Tưới nhấp nước là biện pháp hiệu quả giúp cây quen dần với độ ẩm, giảm thiểu tác động khi mưa đột ngột. Việc này giúp hạn chế tình trạng rụng bông và trái non. Đồng thời giúp cây giữ được sức khỏe và ổn định sự phát triển trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn trước và sau xổ nhụy, cây chỉ cần đủ ẩm. Bà con tưới khoảng 1/3 lượng nước thông thường để giữ ẩm cho bộ rễ. Ngoài ra còn hạn chế sốc đột ngột do mưa. Duy trì thời gian tưới từ 10-15 phút, sau đó tăng dần. Không nên tưới liên tục 30-60 phút vì sẽ dễ gây ngập úng và làm cây bị sốc.
4. Sầu riêng rụng trái non do sâu bệnh hại tấn công
Trong thời gian sầu riêng mang hoa và trái, cây rất dễ bị tấn công bởi một số sâu bệnh hại. Phổ biến như: bọ xít, nhện đỏ, rầy xanh và đặc biệt là bệnh thán thư. Những tác nhân này có thể gây ra tình trạng bông và trái non bị khô, sầu riêng rụng trái non hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
Biện pháp phòng ngừa và xử lý:
- Phòng bệnh thán thư: Phun thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất đặc hiệu chống nấm bệnh thán thư, đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa và trái non. Một số thuốc trị thán thư được khuyến cáo bao gồm: Anvil 5SC (500ml/phuy 200L) và ProThiram 80WP (500gr/phuy 200L).
- Kiểm soát sâu bệnh: Dùng thuốc trừ sâu sinh học hoặc hóa học để phòng trừ bọ xít, nhện đỏ và rầy xanh. Lựa chọn thuốc an toàn, phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng trái. Để tránh hiện tượng kháng thuốc, nên luân phiên sử dụng các loại thuốc trị bọ trĩ có hoạt chất như Azadirachtin, Abamectin + BT, Emamectin benzoate + Matrine, Oxymatrine, Spinetoram, Garlicin. Phun liên tục 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
- Vệ sinh vườn: Loại bỏ cỏ dại, lá khô, và các bộ phận cây bị nhiễm bệnh để giảm nguồn lây lan của sâu bệnh.
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong