Có nhiều nguyên nhân gây ra xì mủ trên cây trồng đến từ quá trình canh tác, chăm sóc, bón phân không hợp lý. Và đặc biệt ảnh hưởng từ thời tiết bất lợi, nắng mưa thất thường tác động lớn nhất đến hiện tượng xì mủ trên cây. Đó là lý do tại sao cây trồng của chúng ta, đặt biệt là sầu riêng thường bị xì mủ khi vào mùa mưa.
Nguyên nhân gây xì mủ chảy nhựa
Sau đây là tổng hợp các trường hợp cụ thể của cơ chế nắng mưa gây xì mủ, rụng trái, thối gốc trên cây trồng:
Cơ chế nắng mưa ảnh hưởng đến cây trồng
– Trong những ngày mưa: Bộ phận trên mặt đất hút nước mạnh (lá hút). Bộ phận dưới mặt đất bị đình trệ do kém oxi, không thực hiện được chức năng hô hấp ở rễ vì thế không tạo được ATP. Không có năng lượng để vận chuyển/trao đổi nhựa nguyên, nhựa luyện qua cổ rễ và các mối nối.
– Đến ngày nắng: Có ánh sáng, các bộ phận trên mặt đất (lá) thực hiện quang hợp để tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Nhưng bộ phận dưới mặt đất (rễ) không chuyển hóa kịp nhựa nguyên (nước, muối khoáng, dinh dưỡng thô) lên trên cho lá (do ATP rễ kém trong những ngày mưa)
Và khi nắng mưa xen kẽ bất thường
– Mưa nắng xen kẽ sẽ tạo cho cây một lượng lớn nhựa luyện (các hợp chất hữu cơ đã được tổng hợp). Nguồn nhựa này khó vận chuyển xuống hệ rễ. Hơn nữa nhựa luyện này lại chứa một lượng nước lớn so với nhựa luyện của tháng nắng.
– Rễ không kịp chuyển hóa nguồn nhựa luyện trên do không có ATP rễ gây dư thừa trong cây.
– Cây trồng luôn có cơ chế tự dưỡng do đó cần phải loại bỏ nguồn nhựa trên. Để tự cứu sống lấy mình bằng cách thải chủ động qua các con đường sau:
+ Thải qua thân cành thông qua các vết nứt tầng sinh vỏ à gọi là xì mủ.
+ Thải hay tích tụ tại các mối nối như: cổ rễ, thân cành, lá hoa, quả. Gây hiện tượng thối gốc, chết nhanh, rụng lá, cháy lá, rụng hoa quả.
Với 2 kiểu thải trên là mồi ngon cho các loài nấm khuẩn gây hại tấn công, tàn phá. Đẩy cây trồng đến trạng thái chết hàng loạt hay rụng trái hàng loạt. Cho thấy hiện tượng xì mủ và hiện tượng rụng quả, thối gốc có cùng nguyên nhân.
Biện pháp phòng ngừa:
Khi vào đầu mùa mưa đánh rảnh thoát nước trên mặt đất/mặt líp. Nạo vét mương nước để thoát nước tốt, không nên làm cỏ quá sạch gây trống đất. Bởi vì nếu không thoát được nước thì sẽ gây ngập úng, đất bị lèn. Khi đó oxi không thể nào khuếch tán được vào đất, bộ rễ thiếu oxi không thực hiện được quá trình hô hấp. Không tạo được năng lượng ATP giúp vận chuyển trao đổi chất là tiền đề cho xì mủ về sau.
Biện pháp điều trị:
- Sử dụng Agri-fos 458 tiêu diệt nấm Phytophthora.
- Agri-fos 458 là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ với 458g/l Mono& Di-Postassium Phosphonate.
- Tưới + sục rễ: Pha 1 lít Agri-fos 458cho 400-500 lít nước, tưới 2 lần cách nhau 7 ngày.
- Phun qua lá: Pha 1 lít Agri-fos 458 cho 600-800 lít nước. Phun trùm ướt toàn bộ lá từ trong ra ngoài.
- Phun trái ngừa thối hông, đít trái: Pha 1 lít Agri-fos 458 cho 400 lít nước. Phun ướt trái (trái từ 1 tháng trở lên). Trái trên 2 tháng phun sẽ giúp lên cơm luôn.
- Quét xì mủ: Làm sạch vết xì mủ, dùng nguyên chất Agri-fos 458 quét đều lên. Cách 2-3 ngày quét lại lần 2.
Tiêm thân: Liều dùng là 1 thuốc 1 nước với cây bị nặng hoặc trên 10 năm tuổi. Cây dưới 10 năm tuổi liều dùng là 1 thuốc 2 nước. Cần trao đổi với Công ty trước khi tiêm để an toàn hơn. (Các trường hợp có trái non hay lá non. Lá đang cháy hoặc rụng công ty sẽ khuyến cáo liều lượng và đưa ra phương án thích hợp)
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong