Hạn chế vàng lá thối rễ là ngăn cản nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, tấn công. Bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà thường xuất hiện trong đầu mùa nắng.
Các yếu tố ảnh hưởng gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Đất, giống cây, nguồn nước, cách thiết kế vườn, chăm sóc (bón phân, tưới nước,..), nấm bệnh, điều kiện thời tiết,…
Vậy đất có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh vàng lá thối rễ?
- Đất có tính axit cao ( bị chua, bị phèn). Đất axit là đất có pH<5, đất làm giảm sự hữu ích của các dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây. Làm giảm khả năng hấp thụ các nguyên tố N, K, Ca, Mg. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các chất độc gây bất lợi cho cây trồng. Nếu đất chua nhiều, ion Nhôm cao gây độc cho hệ rễ, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển được, làm giảm sức đề kháng của cây tạo thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây vàng lá thối rễ.
- Đất sét, đất cứng, nghèo hữu cơ. Đất sét cứng nên khả năng thoáng khí kém, thoát nước chậm vào mùa mưa làm thối rễ. Vào mùa khô, đất cứng rắn dạng cục, bề mặt nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất. Khi đất khô cứng khiến rễ cây rất khó có thể đâm sâu hút nước và dinh dưỡng. Khiến cây suy, nấm bệnh dễ tấn công gây thối rễ.
- Đất vườn thoát nước kém vào mùa mưa. Nếu vườn thoát nước kém, vào mùa mưa mực nước trong vườn cao sẽ khiến cho cây bị ngập. Nước ngập làm chết vi sinh vật có lợi, khiến cho rễ cây thiếu oxy để hô hấp. Quá trình hô hấp hiếu khí sẽ tiết ra các chất hữu cơ độc hại làm thối rễ non. Nấm Fusarium solani có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối này và tấn công phần rễ này. Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi bệnh thể hiện cần thời gian ủ bệnh vài tháng. Do đó bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất oi nước, mà xuất hiện trong đầu mùa nắng .
Yếu tố hóa học ảnh hưởng tới đất:
- Đất lạm dụng phân bón và thuốc BVTV trong quá trình canh tác.Trong quá trình canh tác, ta hay sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV để bảo vệ và giúp cây mau lớn. Vì vậy tích trữ hàm lượng các chất độc hại, đất ngày càng trở nên cằn cỗi. Lớp đất bề mặt bị bào mòn, các loại VSV có lợi trong đất dần bị tiêu diệt. Điều này làm cho bộ rễ cây bị giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho nấm tấn công gây vàng lá thối rễ
Biện pháp cải tạo đất để hạn chế bệnh vàng lá thối rễ:
- Trước khi trồng cây con, bà con cần xử lý đất kĩ, nên bón Vôi trước khi trồng 20 -25 ngày. Bón lót bằng Hữu cơ vi sinh, Nấm Trichoderma, Lân, Super Humic.
- Nên chọn đất trồng thoát nước tốt, không khô quá vào mùa nắng, không ứ nước vào mùa mưa.
- Hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng cường rãi phân hữu cơ + tưới Nấm Trichoderma để cải tạo đất tơi xốp, bổ sung VSV có lợi bảo vệ bộ rễ và làm đất dễ hấp thụ dinh dưỡng.
- Tăng cường sử dụng Super humic fulvic để giúp tạo bộ rễ khỏe, tạo chất mùn và nâng cao pH đất. Sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên.
- Đối với những vùng đất thoát nước kém, cần lên mô liếp cho cây trồng, đào mương thoát nước cho cây vào mùa mưa.
- Đất là nơi tiếp nhận dinh dưỡng chủ yếu để cây hấp thụ. Vì vậy cần phải cân đối nguồn dinh dưỡng hợp lý để cây hấp thụ.
- Tận dụng xác bã thực vật làm chất hữu cơ bổ sung cho đất.
- Trong đất có tồn tại sẵn một số chất cần thiết cho cây. Hạn chế lạm dụng chất hóa học gây thất thoát nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất.
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong