Tại sao phải sử dụng phân bón lá trung vi lượng

Theo các nhà khoa học cây trồng cần tổng số 18 nguyên tố hóa học. Còn các yếu tố khác khoa học chưa phát hiện ra. Trong đó đạm, lân, kali (NPK) là đa lượng cây cần thường xuyên. Phân bón lá trung vi lượng rất cần thiết cho cây trồng. Trung lượng là lưu huỳnh, canxi, magie cây cần một lượng vừa phải. Vi lượng là Bo, đồng, kẽm, sắt, silic…

Vai trò của trung vi lượng với cây trồng

Đất mới canh tác cây trồng thường rất có năng suất. Trong quá trình canh tác cây một vài mùa cây sẽ đốt hết các chất trung vi lượng đi. Nên nếu không biết cách bổ sung trung vi lượng thì cây sẽ rất kém năng suất.

Các công ty phân bón người ta thường rất ít khi bỏ trung vi lượng vào kèm. Vì giá thành sẽ tăng rất cao. Nếu bổ sung trung vi lượng quá thường xuyên cây sẽ bị ngộ độc. Nhưng vẫn cần bổ sung một vài lần trong năm.

Trung vi lượng không tốt ngay bằng các phân khác như ure. Vì sau khi bón đạm lá sẽ xanh dày, bóng lá chi trong vòng 1 tuần là đã thấy tác dụng. Trung vi lượng chỉ thấy trên trái, chúng ta sẽ thấy qua chất lượng nông sản.

Chúng ta nên tăng cường trung vi lượng vào lúc cây mới ra bông hoặc đang nuôi trái. Có trung vi lượng sẽ tổng hợp được tất cả các chất khác làm cân bằng dinh dưỡng trong cây trồng. Cây trồng sẽ lấy dinh dưỡng đó để tổng hợp trong trái. Trái sẽ đầy đặn hơn, màu sắc đẹp hơn, ngọt hơn.

Trung lượng vai trò với cây trồng

Canxi (Ca): có tác dụng là nâng PH. Một số loại cây như cam, quýt, bưởi rất cần nâng PH. Nếu PH quá thấp (đất chua) . Cây sẽ khó hấp thụ phân bón và dễ bị bệnh vàng lá chín sớm. Chất lượng trái sẽ kém, dễ bị rụng trái. Bón Canxi vào đất sau 1 tháng sẽ thấy đất nâng PH được từ 1 đến 2 điểm. Ngoài ra canxi còn có tác dụng chống rụng trái, thối trái, làm chắc thành tế bào, cứng cây.

Magie (Mg): giúp cho cây xanh lá, giày lá, tăng cường quang hợp, tăng năng suất. 

Lưu huỳnh (S): là thành phần cần thiết để cấu tạo nên protein và dầu. Thiếu lưu huỳnh gây ra triệu chứng quăn mép lá và cuộn tròn lại. Tuy nhiên tình trạng này hiếm xảy ra, lưu huỳnh có nhiều trong các loại phân lân, phân hỗn hợp.

Cả canxi và magie đều là các chất trung lượng. Cây cần vừa đủ mỗi năm cần tăng cường cho cây khoảng 2 – 3 lần. Rất quan trọng cho quá trình nuôi trái. Giúp tăng cường quá trình tổng hợp các chất khác như đạm, lân , kali…

Vai trò của nguyên tố vi lượng

Bo (B): là chất vi lượng cây chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây. Nếu thiếu sẽ dẫn đến kém năng suất. Cây khó đậu trái và dễ rụng trái chất lượng nông sản kém theo. Nên bổ sung vào mỗi năm 2 – 3 lần đặc biệt cần bổ sung trước khi đậu trái.

Kẽm (Zn): kẽm là chất vi lượng cũng cần một lượng khá lớn hơn các vi lượng khác. Kẽm giúp cây tăng sức đề kháng, làm lá xanh, tăng chất lượng nông sản.

Đồng (Cu): đồng cây cần một lượng rất nhỏ có tác dụng cố định Nito, khử nitrat. Tổng hợp nên các chất điều hòa sinh trưởng, tạo mô lá mới. Ảnh hưởng nhiều đến sức chống chịu của cây với các ảnh hưởng từ môi trường.

Silic (Si): là chất vi lượng quan trọng tham gia vào kết cấu vách tế bào giúp cây đứng vững. Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, giảm thiểu bốc hơi nước. Giúp cây có khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt hơn. Si đặc biệt quan trọng với các cây thuộc họ ngũ cốc như lúa, khoai mỳ, ngô, khoai, sắn.

Ngoài ra Silic còn tăng sự hấp thu oxi và lân của rễ là một chất vi lượng cần ít nhưng không thể thiếu.

Thiếu trung vi lượng

Thiếu trung vi lượng sẽ gây hiện tượng trên lá như hình trên ngoài ra còn gây xì trái, rụng trái, nứt trái, lá kém xanh, sâu bệnh hại nấm tấn công nhiều hơn.

Khi cây đủ 18 nguyên tố hóa học thì sẽ sinh ra sức đề kháng có thể chống lại bệnh tật và tự làm lành vết thương. 

Cách chất trung vi lượng ngoài bón gốc có thể bổ sung qua lá. Đối với các cây ăn trái có lá xum xuê như cam, quýt, vải để xử lý ra hoa người ta thường xịt vi lượng qua lá và rất có tác dụng. Lá cây có các lỗ khổng để thoát nước và hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường.

Khi cây sắp ra hoa đậu trái khuyến khích bổ sung các nguyên tố trung vi lượng qua phân bón lá. Cây sẽ hấp thụ rất nhanh giúp hạn chế rụng trái, tăng chất lượng nông sản xịt mỗi 15 ngày/lần. Khuyến khích sử dụng các phân bón lá có hàm lượng vừa đủ để cây hấp thu hết, các phân dởm có hàm lượng quá cao cây sẽ bị ngộ độc.

Bón phân vi lượng như thế nào cho đúng?

Bón phân hữu cơ: các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân trùn quế, chất mùn… chứa rất nhiều trung vi lượng. Nhưng ở dạng dễ hấp thụ với một lượng vừa đủ, bón phân hữu cơ là cách tăng cường vi lượng an toàn nhất tạo hiệu quả bền vững.

Phân vi lượng hóa học: người ta chiết xuất từ các loại đá, vật chất để tách thành các hợp chất trung, vi lượng để bón cho cây. Các vi lượng này cây khó hấp thu, dễ ngộ độc nếu bón quá tay. Mỗi năm nên bổ sung ít nhất 2 lần vi lượng cho cây tùy vào loại đất. Nên bón vào thời kỳ cây ra hoa hoặc đậu trái non sẽ giúp chất lượng nông sản tăng cao.

Bạn có thể dễ dàng so sánh phân vi lượng hóa học và phân hữu cơ. Giống như đường trắng tinh luyện với đường trong các loại trái cây. Ăn nhiều đường trắng tinh luyện sẽ dễ bị bệnh, ăn nhiều trái cây thì lại không sao.

Tại sao phân bón NPK lại không có trung vi lượng?

Giá thành: nếu phân NPK bổ sung trung vi lượng đầy đủ giá thành sẽ rất cao. Bởi để sản xuất phân trung vi lượng cần máy móc hiện đại để tinh chế ra các vi lượng dạng đơn chất. Ở nước ta hầu hết các phân trung vi lượng đều nhập khẩu Mỹ, Trung Quốc, Nga…

Ngộ độc: như đã nói ở trên phân trung vi lượng cây chỉ cần một lượng nhỏ. Nếu bón quá thường xuyên cây sẽ bị ngộ độc. Biểu hiện bên ngoài là lá vàng, rụng lá, cây ủ rũ… rất khó giải độc.

Phân bón tốn một lượng chi phí lớn nhất trong canh tác nông nghiệp. Vì vậy vừa tối ưu chi phí lại đảm bảo hiệu quả kinh tế cao là vấn đề nhiều nhà nông quan tâm. Tuy nhiên khuyến cáo nên hướng tới nông nghiệp hữu cơ để tạo thương hiệu quốc gia, nâng cao giá thành cho sản phẩm.

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *