Tác dụng của Kali đối với cây trồng

Tác dụng của Kali: là một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cung cấp cho cây trồng trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa. Trong tự nhiên Kali có nhiều trong nước ngầm , nước tưới, trong đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Cây trồng thường cần khối lượng K lớn hơn N, nhưng ví trong đất có nguyên tố Kali nhiều hơn N và P, do đó bà con thường thờ ơ bón Kali cho cây trồng.

Tác dụng của Kali đối với cây trồng

  • Tác dụng của Kali giúp xúc tiến quá trình quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ nên là yếu tố dinh dưỡng đối với cây lấy củ, lấy đường. Kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.
  • Kali làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào do đó làm tăng khả năng hút nước của bộ rễ. Kali điều khiển hoạt động của khí khổng làm cho nước không bị mất quá mức trong điều kiện gặp khô hạn.
  • Kali tăng sức chịu hạn cho cây, áp suất thẩm thấu của tế bào tăng giúp cây tăng cường tính chống rét. Do đó vai trò tăng năng suất của kali càng thể hiện rõ trong vụ đông xuân. Bón đủ kali, các mô chống đỡ phát triển, cây vững chắc, khả năng chịu đạm cao.
  • Tăng tính chống đỗ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng tính chống rét, thúc đẩy ra hoa, hoa có màu sắc tươi tắn.

Những triệu chứng thiếu kali

  • Mép của những lá già bị vàng úa sau đó bị hoại tử. Những chấm hoại tử tương tự được tìm thấy ở hai bên phiến lá nhưng hướng ra phía mép lá nhiều hơn. Ngay sau đó, toàn bộ lá bị hoại tử.
  • Các cây con trồng từ hạt ở luống trước khi chuyển màu vàng úa và chết thì trải qua giai đoạn dầy đặc những màu xanh đậm hơn bình thường.
  • Lá ở một số loài phát triển những vết dầu ở phía dưới mặt lá rồi bị hoại tử.

Những triệu chứng thừa kali

  • Dư thừa Kali gây ra tình trạng đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ chất dinh dưỡng khác như Magie, Nitrat…
  • Dư thừa ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng.
  • Làm cây xanh teo rễ .

Kali trong đất.

Kali trong đất thường nhiều hơn đạm và lân. Trong quá trình hình thành đất, hàm lượng đạm từ 0 (trong mẫu chất) đến có. Hàm lượng lân ít thay đổi còn hàm lượng kali có xu hướng giảm dần (trừ đất vùng khô hạn). Kali trong các loại đất khác nhau thì khác nhau. Đất có thành phần cơ giới nặng thì nhiều hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ. Trong tầng đất mặt kali tổng số khoảng 0.2 – 4%. Đất nghèo kali là đất xám bạc màu và các loại đất đỏ vàng ở đồi núi (K2O khoảng 0.5%). Hàm lượng kali trong đất phụ thuộc vào:

  • Thành phần khoáng vật của đá mẹ.
  • Điều kiện phong hoá và hình thành đất, thành phần cấp hạt đất
  • Chế độ canh tác và bón phân. Các dạng kali trong đất: kali trong đất gồm có 4 dạng
  • Kali hoà tan trong nước: tồn tại ở dạng ion trong dung dịch đất, dạng này cây dễ hút nhưng nồng độ kali tồn tại trong đất rất thấp.
  • Kali trao đổi: ion K+ hấp phụ trên bề mặt keo đất, sau lúc trao đổi ion sẽ chuyển ra dung dịch. Đây là một dạng thuỷ phân Khi nồng độ kali trong dung dịch đất giảm sẽ có nhiều K+ trên keo chuyển ra dung dịch. Ngược lại, khi nồng độ K+ trong dung dịch đất tăng thì K+ hút bám trên keo càng nhiều. Đây là nguồn cung cấp kali chủ yếu cho cây.
  • Kali trong mạng lưới tinh thể khoáng nguyên sinh, thứ sinh, Kali ở dạng này tính hữu dụng rất thấp đối với cây trồng, đây là nguồn dự trữ kali cho cây, duy trì nguồn kali di động trong đất. Kali không trao đổi có trong các sét illit, vermiculite và các sét 2:1.

Các loại phân kali thông thường được sử dụng.

  • Potassium cloride (KCl). Tên thương mại là phân Potas KCl chứa 50─52% K (60─63% K2O) và có màu sắc khác nhau, từ hồng, đỏ, nâu hay trắng tuỳ thuộc vào mỏ khai thác và qui trình chế biến. Không có sự khác nhau về mặt gía trị nông học giữa các sản phẩm này. Sản phẩm màu trắng thường phổ biến trên thị trường phân bón. Phân kali clorua do có Cl nên không thích hợp với loại cây mẫn cảm với Cl. Đây là loại phân được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. Có thể dùng bón trực tiếp cho đất hay dùng để sản xuất các loại NPK. Khi bón vào đất KCl nhanh chóng hoà tan vào dung dịch đất.
  • Potassium sulphat (K2SO4): Phân kali sulphat tinh khiết, kết tinh, tinh thể có màu trắng. Chứa 42─44% kali (50─53% K2O và 17% S. Phân kali sulphat tan chậm hơn phân kali clorua. Phân thương phẩm thường có tinh thể nhỏ màu trắng ngà. Phân kali sulphat không hút ẩm, không vón cục nên bảo quản dễ.
  • Potassium magie sulphat (K2SO4, MgSO4). Đây là một loại muối kép có chứa một ít NaCl, NaCl bị mất đi phần lớn trong quá trình chế biến, chứa 18% K (22% K2O), 11% Mg và 22% S. Phân này có ưu điểm là cung cấp cả Mg lẫn S cho các loại đất thiếu các nguyên tố này. Có phản ứng trong đất như là những muối trung tính khác.
  • Potassium Nitrat (KNO3). Chứa 13% đạm và 37% K (44% K2O). về mặt nông học đây là loại phân đạm và Kali tốt. KNO3 được bán nhiều trên thị trường, nếu giá thành hạ thì có thể cạnh tranh với các loại phân đạm và kali khác để bón cho cây trồng có giá trị kinh tế thấp.

Một số phân bón lá có kali

  • NPK 7-5-44
  • Si-K
  • Kali-Bo
  • Kali Sữa
  • Hi-Postasium

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *