Rệp vẩy (Aonidiella aurantii) hại cây có múi

Rệp vẩy (Aonidiella aurantii) là một trong những loài gây hại phổ biến trên cây có múi, cùng Nhật Nông tìm hiểu đặc điểm cũng như cách phòng trị nhé.

a – Đặc điểm nhận dạng

Rệp vẩy hình tròn như vẩy ốc, nhỏ đường kính 1 – 2/10cm, xung quanh màu xám, ở giữa có màu hồng đỏ, phía dưới có lớp bám dính vào lá cây để hút dinh dưỡng.

Rệp vẩy và triệu chứng gây hại

b – Tập tính sinh sống và gây hại

Rệp non mới nở có thể di chuyển được. Sau khi tìm được nơi dinh dưỡng thích hợp thì cố định, lột xác chuyển tuổi và tiết sáp tạo thành vảy. Rệp non mới nở có thể bị gió chuyển sang các cành hoặc cây bên cạnh.

c – Biện pháp phòng, trừ

  • Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rệp muội.
  • Biện pháp sinh học: Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch như: Bọ rùa, kiến vàng… trong vườn phát triển.
  • Biện pháp hóa học: Dùng thuốc Dầu khoáng DC-Tronc Plus có thể sử dụng ở liều lượng 0,5%. Dùng Sherpa, Suprathion, Trebon, Confidor 100SL, Actara 25WG, phun kép 2 lần cách nhau  5 – 7 ngày.

(Để theo dõi thêm nhiều bài viết về kỹ thuật cây trồng, vui lòng truy cập tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *