Rệp sáp gây hại trên cây có múi

Rệp sáp (Planococcus citri) là loài gây hại phổ biến trên cây có múi, cùng Nhật Nông tìm hiểu đặc điểm cũng như cách phòng trị chúng nhé.

a – Đặc điểm nhận dạng

Rệp sáp có kích thước rất nhỏ, trên mình phủ một lớp bông hoặc sáp màu trắng, hình gậy, hình vẩy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu.

b – Tập tính sinh sống và gây hại

Ấu trùng và trưởng thành Cái gây hại bằng cách chích hút lá, cành, quả, cuống quả. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, vỏ quả cũng có thể bị biến mầu, phát triển kém và bị rụng. Rệp sáp gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Mật ngọt do rầy tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Những vườn cây hoặc cây có múi ở gần ruộng mía thường hay bị từ mía lan sang.

c – Biện pháp phòng, trừ

  • Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành tạo tán thông thoáng để tránh độ ẩm cao.
  • Biện pháp sinh học: Bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên như: Bọ rùa, nhện, kiến vàng, bọ cánh cứng.
  • Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học gốc Lân hữu cơ có hiệu quả đối với Rệp Sáp nhưng không sử dụng liên tục một loại nhất định, nên sử dụng thuốc phối hợp thuốc hóa học với Dầu khoáng (0,5%), tuy nhiên để tránh ảnh hưởng của Dầu khoáng đối với cây trồng, nồng độ thuốc theo khuyến cáo trên bao bì thuốc khi sử dụng. Dùng Sherpa, Suprathion, Trebon, Confidor 100SL, Actara 25WG, Ecasi 20EC phun nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất phun trong 1-2 lần ở thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc một ít xà phòng để phá lớp sáp phủ trên người rệp là để cho thuốc dễ thấm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *