Rệp sáp là một loài côn trùng gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng, trong đó có cây sầu riêng. Chúng thuộc họ Pseudococcidae sống kí sinh và thường trú ngụ dưới rễ nên bà con khó nhận diện. Xuất hiện vào giai đoạn ra hoa, xổ nhụy và hình thành trái non. Đây là thời điểm vàng mà chúng tấn công vườn biểu hiện bằng những đốm trắng. Chúng gây hại lên năng suất, chất lượng và ảnh hưởng sức khỏe cây. Dưới đây là một số thông tin của rệp sáp đối với cây sầu riêng:
1. Nhận diện rệp sáp
Hình dạng: Rệp sáp có hình dạng tròn hoặc hình oval, thường có lớp vỏ sáp bao bọc xung quanh cơ thể. Màu sắc của chúng có thể từ trắng, hồng đến xám nhạt. Thông thường, trên cơ thể phủ đầy một lớp sáp trắng và mép rìa có nhiều sợi tua trắng.
Vị trí: Chúng thường bám vào mặt dưới của lá, thân cây, cành và trái. Sự xuất hiện của lớp sáp trắng quanh cơ thể là dấu hiệu dễ nhận biết.
2. Cách rệp sáp gây hại
Sự gây hại của rệp sáp sẽ đi theo bộ 3: Rệp – Kiến đen – Nấm bồ hóng:
Rệp là loài di chuyển chậm chạp.
Kiến đen sẽ đảm nhiệm vai trò như người vận chuyển, mang rệp đi khắp nơi. Lúc này, rệp tiết ra chất ngọt mà kiến đen thích xem như trả công. Khi kiến đen tha rệp đến đâu gây hại đến đó, tha lên lá sẽ gây hại ở lá, lên cành và lên trái.
Đồng thời, chất thải của rệp tiết ra đường ngọt sẽ thu hút nấm bồ hóng đến phát triển và gây hại.
3. Tác hại của rệp sáp trên cây sầu riêng
Rệp sáp tấn công hầu hết các bộ phận của cây (rễ, lá, cành, bông, trái). Tuy nhiên, mạnh nhất và rõ nhất là ở bông và trái non.
Trên hoa, chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, làm hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.
Trên trái làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển. Quả sầu riêng bị ảnh hưởng bởi rệp sáp làm trái bị đen, đốm. Khi trái lớn trở nên kém chất lượng, giảm giá trị thương phẩm và khó bảo quản.
Rệp sáng tiết ra một chất nhầy trên lá. Từ đó, làm giảm khả năng quang hợp, dẫn đến sự giảm trưởng và năng suất của cây.
Ngoài ra, rệp sáp còn phá hại dưới rễ, chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập vào gây bệnh thối rễ, xì mủ. Rệp sáp hút nhựa từ cây sầu riêng, làm giảm sức sống của cây. Gây hại cho cả lá, cành và quả. Điều này có thể làm cây yếu đi và giảm năng suất.
4. Biện pháp phòng trị rệp sáp hại sầu riêng
Có nhiều biện pháp để phòng trị rệp và nên kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Bà con có thể tham khảo biện pháp sau đây của Nhật Nông để phòng trừ rệp sáp:
Bà con nên trồng sầu riêng với khoảng cách hợp lý, thông thoáng.
Thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá. Hoặc cành không có khả năng cho trái.
Nếu thấy trái có dấu hiệu bị rệp sáp nên cắt bỏ, tiêu hủy tránh lây lan. Nên hạn chế sự lây lan của rệp từ trái này sang trái khác, từ cây này sang cây khác. Nguyên nhân do kiến tha rệp di chuyển vì những loài này sống cộng sinh với nhau. Bà con nên xịt thuốc diệt rệp cũng nên kết hợp diệt kiến. Qua đó, dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Khi xịt thuốc nên xịt cả thân cành để trừ kiến. Nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin rải xung quanh gốc.
Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có trái non trở đi.
Khi phát hiện có nhiều rệp trên trái, bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP, Mospilan…
Trước khi phun thuốc nên phun bằng nước có pha xà bông hoặc nước rửa chén. Nhằm rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài. Khi bà con xịt thuốc thì thuốc dễ tiếp xúc với cơ thể của rệp, hiệu qủa diệt rệp của thuốc sẽ cao hơn rất nhiều.
Chúc bà con thành công!
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong