Rệp muội xanh và rệp muội nâu đen hại trên cam quýt.

Rệp muội xanh Aphis spiraecola (A. citricola) và rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii là 2 loài gây hại phổ biến với mật độ cao trên cây cam quýt, chúng thường gây nên hiện tượng lá vàng úa, phủ kín muội đen, dẫn đến giảm khả năng quang hợp, năng suất cũng như chất lượng quả. Rệp muội gây hại chủ yếu trên lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen phát triển.

a – Đặc điểm nhận dạng

Trưởng thành: Kích thước cơ thể khá nhỏ, có 2 dạng hình. Thân của dạng không cánh và có cánh đều dài 2,2-2,1mm. Màu sắc cơ thể thay đổi. Chân, râu đầu có màu nâu nhạt. Dạng có cánh thì đầu và ngực màu nâu tối, bụng màu xanh vàng.

Rệp non: Có màu sắc sáng màu hơn trưởng thành, tuy nhiên râu đầu, chân và ống mật có màu tối hơn.

b – Tập tính sinh sống và gây hại

Cả trưởng thành và rệp non chích hút dịch cây trên lộc non, đôi khi cả trên nụ hoa của cây ăn quả có múi

c – Biện pháp phòng, trừ

  • Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây ra lộc tập trung.

Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rệp muội. Thu ngắt các lộc non bị hại nặng.

  • Biện pháp sinh học: Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch như: bọ rùa, kiến vàng, bọ cánh cứng … trong vườn phát triển.
  • Biện pháp hóa học: Dùng thuốc Confidor 100SL, Actara 25WG, Ecasi 20EC Anvado 100WP (thuốc cung tên) 100g/16l nước, Suprasite 20ml/10l nước, Sherpa hoặc Trebon với nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất phun trong 1-2 lần ở thời kỳ lá non.

(Để xem thêm các bài viết kỹ thuật, vui lòng truy cập vào đây)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *