Rầy chổng cánh gây hại trên cây có múi

ray-chong-canh-nhatnong02

Rầy chổng cánh là tác nhân gây bệnh Vàng lá gân xanh cho cây, truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum. Vào mùa mưa, rầy xuất hiện trên cây trồng khi có chồi non. Khi mật số cao, sự chích hút của rầy làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành.

Rầy chổng cánh với triệu chứng gây hại như sau:

  • Rầy chích hút làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra trái. Mật ngọt do rầy chổng cánh tiết ra có thể tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
  • Là nguyên nhân lan truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh greening cho các cây thuộc nhóm cây ăn trái có múi. Bằng cách chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, vi khuẩn Liberobacter asiaticum có thể lưu tồn và nhân mật số trong tuyến nước bọt của rầy.

Biện pháp phòng trừ

  • Tiến hành chặt bỏ những cây bị nhiễm bệnh, mang ra khỏi vườn rồi tiêu hủy.
  • Trồng cây chắn gió chung quanh vườn để hạn chế sự lây lan của rầy chổng cánh từ nơi khác đến.
  • Tỉa cành và bón phân thích hợp để điều khiển các đợt đọt non ra tập trung, dễ theo dõi và dễ phát hiện sự hiện diện của rầy chổng cánh .
  • Không nên trồng các loại cây kiểng như cần thăng, nguyệt quế, kim quýt trong vườn.

Lưu ý: Khi thấy rầy xuất hiện phun một số loại thuốc như sau

  • Eska 250EC: pha 100 – 150 ml/ 200 lít nước

Quý bà con quan tâm thêm nhiều bài cẩm nang, tim tức nông nghiệp hay, mời bà con CLIK TẠI ĐÂY nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *