Bệnh xơ đen trên quả Mít

1. Nguyên nhân

Bệnh xơ đen trên cây mít là bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ của nước ta. Mít thái siêu sớm cho quả vào khoảng tháng 5 âm lịch trở đi. Thường xuất hiện hiện tượng xơ đen. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng quả mít.

Vi khuẩn Pantoea stewartii là tác nhân chính gây nên bệnh xơ đen trên cây mít. Loại vi khuẩn này thường xâm nhập vào trái theo nước mưa qua 2 con đường . Là lúc hoa cái mở ra nhận phấn hoặc giữa trái đơn có khoảng hở tạo điều kiện cho vi khuẩn theo nước mưa đi vào.

Vi khuẩn gây bệnh xơ đen trên cây mít xảy ra trong thời tiết mưa nhiều.

Mưa nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào trái mít. Những vị trí lõm vào của quả mít thường sẽ là nơi chứa nước mưa. Thời tiết có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Côn trùng chích hút quả, cuốn của quả sẽ tạo nên những vết thương hở. Là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhân (2018) cũng cho rằng. Hiện tượng mít bị đen dây có thể do vi khuẩn tấn công trái trong quá trình thụ phấn theo hai con đường. Xâm nhập qua vòi nhị cái và đi vào bên trong trong trái. Hai là qua khe hở giữa các múi lúc trái còn non.

Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn tấn công, bệnh còn đến từ việc thiếu dinh dưỡng. Trong giai đoạn mang trái, cây mít cần nhiều canxi để phát triển. Tình trạng thiếu canxi sẽ dẫn đến hiện tượng đen xơ ở mít. Mưa càng nhiều, canxi trong đất càng bị thất thoát, khiến cây mít hấp thu kém. Dẫn đến tình trạng thiếu canxi ở cây trồng.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ đen trên cây mít

Với quả mít đã chín bị xơ đen thì rất khó nhận biết nếu không bổ quả ra. Bà con có thể cắt thử cuống quả mít để kiểm tra. Tuy nhiên cách này cũng không hoàn toàn nhận biết được tất cả những quả mít bị xơ đen.

Theo một số người trồng mít lâu năm, một số dấu hiệu có thể xác định bệnh bao gồm: Giai đoạn 20 – 30 ngày sau đậu quả. Quả mít bị xơ đen thường có phần gai không đều (gai lớn gai nhỏ). Quả bị méo mó, da đổi màu, sần sùi, không sáng.

Khi bổ quả mít ra sẽ thấy cùi và xơ có màu đen. Múi mít cũng có thể bị xơ đen nhưng không nhiều.

Những người trồng mít chuyên nghiệp thường nhận biết bệnh khi trái còn nhỏ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quả mít không biểu hiện nào cho đến khi chúng chín. Quả mít bị xơ đen vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, phần thịt mít sẽ không ngon, nhạt. Thành phần dinh dưỡng trong múi mít cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Bệnh xơ đen trên cây mít làm cho trái méo mó, giảm chất lượng và độ ngọt quả. Gây thiệt hại nặng nề cho các nhà vườn.

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *