Trong giai đoạn xử lý nghịch vụ, nhiều nhà vườn gặp phải tình trạng mắt cua sầu riêng bị đen và khô, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành và phát triển hoa. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sầu riêng không ra hoa hoặc cho trái kém chất lượng.
Để giúp bà con xử lý dứt điểm tình trạng này, Mekosilt xin chia sẻ 5 bước quan trọng cùng những lưu ý kỹ thuật thiết thực nhất dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết mắt cua sầu riêng bị đen và khô
– Mắt cua nhỏ, phát triển không đồng đều.
– Có màu nâu đen hoặc bị khô héo.
– Rụng hoa sớm, nếu đậu trái sẽ thường bị lép, méo trái.
Nguyên nhân gây khô và đen mắt cua
1. Thời tiết bất lợi
– Mắt cua rất nhạy cảm với thay đổi đột ngột như nắng nóng sau mưa, gió chướng hoặc mưa kéo dài.
– Mắt cua đang nhú gặp điều kiện này dễ bị “ngủ”, sau đó khô và đen, đặc biệt ở những cây yếu.
2. Sâu bệnh hại (nấm thán thư)
– Nấm Colletotrichum gloeosporioides tấn công khi thời tiết ẩm ướt hoặc vệ sinh vườn kém.
3. Tác dụng phụ của thuốc BVTV
– Dùng sai liều hoặc phối trộn quá nhiều loại thuốc/phân bón làm cây bị “sốc”, ảnh hưởng trực tiếp tới mắt cua.
4. Tưới nước sớm khi xử lý ra hoa
– Sau xiết nước, nếu tưới sớm khi mắt cua mới nhú < 3cm, chưa đủ sáng → mắt cua bị tổn thương, khô và đen.
5 bước khắc phục mắt cua sầu riêng bị đen và khô
Bước 1: Tưới nước đủ, đều đặn theo điều kiện thời tiết.
– Khi thấy lá hơi cụp, cây thiếu nước: tưới khoảng 1 lít/m² tán (nhiệt độ môi trường 18–35°C).
– Khi mắt cua dài 2–3cm, tăng dần lượng nước, giúp cây phục hồi sinh trưởng.
Bước 2: Nếu gặp mưa nhiều, phun rửa bông bằng Antracol, Metalaxyl… để ngăn ngừa nấm bệnh.
Bước 3: Khi mắt cua nhú đều, pha 500ml Rước mắt cua + 500ml Siêu kẽm 12% vào 400 lít nước => để kích thích phát triển bông.

Sau đó, có thể bổ sung Amino USA hoặc Kích phát tố ra hoa Siêu Lân Sữa giúp hạn chế hiện tượng khô bông, đen bông, chống nghẹn bông, chai đầu bông & hỗ trợ kéo vọt bông, kích thích hoa ra đồng loạt – mập, sáng và khỏe.

Bước 4: Phun thuốc phòng nấm toàn bộ cây bảo vệ mầm hoa mà không làm cây bị nóng.
Bước 5: Khi cây có dấu hiệu đi đọt, tập trung kích thích sinh trưởng sinh sản bằng cách:
- Cách 1: Phun phân bón chứa lân, kali cao lên thân, cành. Phun phân bón lá giàu lân, kali (ví dụ: MKP, Kali Bo, Chặn đọt UNI5 PK 60-20 + Uniconazole…) để chặn đọt, giúp mắt cua phát triển tốt.
- Cách 2: Chủ động quản lý cơi đọt ổn định trước mùa ra hoa, có thể áp dụng cách sau:
+ Khi mắt cua dài 2-3cm, bắt đầu chăm phân đạm cá, humic, NPK đạm cao mỗi 15–20 ngày/lần để cây ra cơi đồng loạt.
+ Khi cây xổ nhụy, ngưng hoàn toàn phân nước và tưới đẫm.
+ Sau đậu trái 40–45 ngày, quay lại quy trình dưỡng trái – lúc này cây đã “già lá”, hạn chế tối đa đi đọt trở lại.
Lưu ý quan trọng khi xử lý mắt cua sầu riêng bị đen
– Độ pH đất lý tưởng 6.0 – 7.0, kiểm tra thường xuyên trong giai đoạn xử lý bông.
– Tránh lạm dụng phân bón hóa học, luôn tuân thủ liều lượng khuyến cáo.
– Không phối trộn quá nhiều loại thuốc trong cùng một lần phun.
– Quan sát kỹ sự phát triển của mắt cua, khí hậu, dinh dưỡng và sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mắt cua khỏe là tiền đề cho vụ hoa thành công. Bà con cần chủ động chăm sóc, kiểm soát yếu tố môi trường và bệnh hại để giúp cây sầu riêng phát triển ổn định, đạt năng suất cao.
Chúc bà con có một vụ mùa bội thu, sầu riêng ra hoa trúng đợt, trái đẹp – nặng ký!
Hãy theo dõi Nhật Nông để được chia sẻ bí quyết khác trong các bài viết tiếp theo!
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng trên Website tại đây!
NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi để cập nhật thêm các bài viết kỹ thuật khác của chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong
Nếu quý bà con cần tư vấn về sản phẩm hoặc kỹ thuật, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09.09.45.25.26. Đội ngũ kỹ sư của Nhật Nông sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn tận tình, giúp bà con đạt được hiệu quả cao nhất trong canh tác!