Giá cà phê tăng cao kéo nông dân quay lại với cây cà phê

Với mức gần 65.000 đồng/kg (vào ngày 11/6/2023). Giá cà phê đã lập kỷ lục cao nhất trong vòng 15 năm qua.

Mặc dù thời điểm này không còn nhiều nông dân hưởng lợi từ giá cao. Nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng để kéo nông dân gắn bó trở lại. Với vườn cây sau nhiều năm cầm cự vì giá thấp.

Phục hồi vườn cây cà phê suy yếu

– Trong thời gian mang trái cây cần rất nhiều nhu cầu về đa trung vi lượng. Cấu thành của một nhân hạt cà phê có từ trên 16 loại nguyên tố này. Một số nguyên tố cây lấy từ các dạng phân bón như N, P, K, S, Bo, Zn,… Còn lại cây lấy từ trong đất. Hàng năm ta thu hoạch bao nhiêu kg cà phê. Thì ta đã lấy đi của đất bấy nhiêu nguyên tố vi lượng. Phần lớn chúng ta chỉ bón cho cây một số loại phân cơ bản như NPK, SA. Nhưng loại phân này chỉ đáp ứng đủ cho cây 4 yếu tố cơ bản. Đó là N(đạm), P(lân), K(kali), S(lưu huỳnh) . Vậy các yếu tố còn lại cây không có hoặc phải lấy từ đất.
– Do đó việc bổ sung lại trung vi lượng cho cây là việc làm rất cần thiết. Để duy trì năng suất ổn định cho vườn cây. Một số vườn cây thu hoạch xong cây trông rất suy yếu,sơ xác. Cành mang trái hầu như không còn khả năng. Và phải mất một năm để phục hồi và làm cành (cà phê năm được mùa năm mất mùa).

– Đối với các vườn cây này ta tiến hành cắt tỉa cành . Tạo lại tán cho cây sau thu hoạch càng sớm càng tốt. Trên lá phun các loại thuốc trừ nấm bệnh. Kết hợp với phân bón lá vi lượng amino cho cây nhanh chóng phục hồi. Nên dùng Amino USA để phục hồi cây nhanh chóng
– Dùng các loại phân nước chuyên dùng cho mùa khô để tưới. Nên dùng các loại như BIO ROOTS USA để tưới với liều lượng 1 can 20 lít pha 20.000 lít nước .Nhằm bổ sung thêm vi chất cho cây ở dạng chelete giúp cây hấp thu nhanh. Phát triển rễ cám mạnh và bung cành chồi mới,tạo tán khoẻ mạnh.
– Duy trì các loại phân nước như trên ở các lần tưới tiếp theo để cây ổn định.
– Đầu mùa mưa và giữa mùa mưa bổ sung cho mỗi cây khoảng 15- 20 kg phân chuồng hoai mục .

Cách bón có hiệu quả :

-Bón ngay khi tưới nước lần đầu bằng cách xả nước vào bồn cho gần đủ lượng nước cần tưới. Để nước ngấm xuống tầng đất dưới. Rải phân vào bồn rồi tưới lại để phân tan ra ngấm vào tầng đất mặt. Hạn chế thất thoát phân bón.
– Vào cuối mùa khô, quả cà phê đã vào giai đoạn lớn nhanh. Lúc này nhu cầu lân và kali của cà phê tăng cao. Mặt khác cũng là thời điểm đất khô kiệt nhất. Lân và kali hòa tan trong đất giảm mạnh. Nên có thể dùng phân NPK 16-16-8+13S để bón kết hợp tưới lần cuối.

Tỉa cành:

Việc tỉa cành cần tiến hành trong cả năm nhưng đợt tỉa cành cơ bản nhất là sau khi thu hoạch. Cần tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành già, cành còi cọc. Hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất. Hay những cành thứ cấp quá dày vượt trên tán ngay sau khi thu hoạch. Việc tỉa cành cần tiến hành một cách cẩn thận bằng cưa hay kéo sắc để vết cắt ngọt, không bị xước cành. Phải xác định vị trí cắt cho thích hợp để có được bộ tán cân đối. Không quá “Nhọn” hay quá “Bè”. Vào cuối mùa khô, sau khi đã bón phân, cành vươn dài thêm. Một số cành mới mọc ra, cần tỉa cành tiếp để sửa tán. Nhằm có được bộ tán cân đối, hợp lý, tập trung dinh dưỡng nuôi quả để có năng suất cao.

Phòng trừ sâu bệnh:

Cũng như các loại cây trồng khác, cần định kỳ xử lý thuốc BVTV để phòng ngừa sâu bệnh hại cây cà phê.

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây trồng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *