Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón?

Phân bón đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chiếm từ 30-50% tổng chi phí đầu vào của nông dân. Từ khi Luật Thuế 71/2014/QH13 có hiệu lực vào năm 2015, phân bón đã được miễn thuế GTGT. Gây áp lực lớn cho ngành này. Nhiều ý kiến cho rằng cần điều chỉnh chính sách thuế để bảo vệ ngành phân bón và phát triển nông nghiệp bền vững.

Tình hình hiện tại

Nhu cầu phân bón tại Việt Nam khoảng 10,5-11 triệu tấn. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Dẫn đến lợi nhuận của họ giảm sút. Bộ Tài chính cho biết, từ năm 2015 đến nay, số thuế GTGT không được khấu trừ lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Theo TS. Phùng Hà, luật hiện hành không quy định phân bón nhập khẩu phải chịu thuế GTGT. Điều đó đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các DN trong nước. Sản phẩm trong nước khó cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Do đó, cần thiết phải chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT. Với mức thuế suất 5%.

Lợi ích của việc áp thuế GTGT phân bón

Chuyển phân bón sang diện chịu thuế GTGT 5% sẽ giúp doanh nghiệp khấu trừ thuế đầu vào. Từ đó giảm chi phí sản xuất và có nguồn lực đầu tư cho công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Lê Anh Tuấn, Kế toán trưởng Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, cho rằng điều này sẽ giúp giá phân bón ổn định hơn. Và người nông dân sẽ được lợi từ sản phẩm chất lượng cao hơn.

Kinh nghiệm quốc tế

Chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế, TS. Nguyễn Thu Hằng của Trường Đại học Ngoại thương thông tin. Nhiều quốc gia đã áp dụng thuế GTGT đối với phân bón. Đơn cử, Trung Quốc áp dụng thuế GTGT 11% với phân bón. Trung Quốc cũng ban hành một số chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ DN sản xuất phân bón hữu cơ, phân vi sinh. Tại Nga, phân bón đang áp dụng mức thuế GTGT 20%. Nga cũng có chính sách ưu đãi thuế cho các DN sản xuất phân bón đầu tư công nghệ thân thiện môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trên cơ sở này, bà Nguyễn Thu Hằng kiến nghị, Việt Nam cần có chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón trong nước theo hướng phát triển bền vững. Kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trực thu và gián thu. Song song với đó, khuyến khích DN sản xuất phân bón ít gây ảnh hưởng tới môi trường. Qua đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Quan điểm khác nhau

Đề xuất áp thuế GTGT 5% đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số cho rằng điều này chỉ có lợi cho doanh nghiệp, còn nông dân sẽ phải gánh chịu chi phí cao hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia như TS. Nguyễn Trí Ngọc khẳng định rằng việc áp thuế sẽ mang lại lợi ích cả ba bên. Đó là: nhà nước, nông dân và doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, việc áp thuế GTGT phân bón có thể khiến giá phân bón tăng. Người nông dân phải bỏ thêm chi phí sản xuất. Nhưng về lâu dài, họ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.
Phân tích cụ thể, TS. Nguyễn Trí Ngọc cho rằng, đối với DN sản xuất, khấu trừ thuế đầu vào sẽ làm giảm chi phí sản xuất. DN có thêm nguồn lực đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sản xuất các loại phân bón có hàm lượng kỹ thuật cao. Góp phần nâng cao năng suất giảm giá thành sản phẩm. Nhà nước có thêm nguồn thu để tăng chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học trong sản xuất nông nghiệp. Riêng người nông dân sẽ có cơ hội sử dụng sản phẩm phân bón chất lượng hơn. Tăng hiệu quả sản xuất, tăng sự cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.

Kết luận

Áp dụng mức thuế GTGT 0% sẽ khấu trừ toàn bộ thuế đầu vào. Đây là ưu đãi lớn nhất cho người tiêu dùng, ưu đãi cho cả doanh nghiệp. Nhưng ngân sách nhà nước sẽ không có nguồn thu để khấu trừ. Do đó, mức thuế 5% ở thời điểm này được cho là phù hợp nhất cho tất cả các bên. Mặc dù trong ngắn hạn giá có thể tăng. Nhưng về lâu dài, người nông dân sẽ hưởng lợi từ sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả sản xuất tăng lên. Mức thuế này được cho là hợp lý trong bối cảnh hiện tại, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và công bằng hơn giữa hàng hóa nội địa và nhập khẩu.

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT

Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *