BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH TÂY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

benh-than-thu-tren-hanh-tay-nhatnong1

Bệnh thán thư trên hành tây là bệnh phổ biến ở Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng nhìn chung tại các vùng sản xuất hành tây trên thế giới bệnh gây hại nhẹ. Ở Việt Nam, bệnh thán thư được nghiên cứu từ năm 1988 ở Băc Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Bệnh có thể làm giảm năng suất từ 10 – 15%.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh do nấm Colletorichum circinans (Berk.) gây ra

Bệnh thán thư trên hành tây và những đặc điểm phát sinh của bệnh

  • Bệnh thán thư hành tây thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nắng ẩm. Trong kho bảo quản khi nhiệt độ trêm 20oC, ẩm độ cao bệnh phát triển và lây lan nhanh.
  • Trên đồng ruộng bệnh xuất hiện và gây hại ở vụ hành sớm hoăc chính vụ, đặc biệt những năm có mùa đông ấm hơn, nhiệt độ 25 – 28oC và trên những chân ruộng bón quá nhiều đạm, không cân đối với phân lân và kali.
  • Ngoài ra bệnh còn dễ xuất hiện ở những cây hành đã bị bệnh xoăn vàng, nếu cả hai bệnh cùng xuất hiện trên một cây thì bệnh rất dễ lây lan và giảm năng suất nghiêm trọng.
  • Khi nhiệt độ xuống thấp dướu 20oC bệnh không phát triển.
  • Bệnh có thể gây hại trong suốt giai đoạn sinh trưởng  của cây nhưng hại mạnh nhất vào giai đoạn phát triển củ cho đến khi thu hoạch và bảo quản.

Biểu hiện của bệnh

  • Nấm bệnh thán thư có thể tấn công vào các bộ phận của cây. Triệu chứng bệnh biến động phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ môi trường.
  • Biểu hiện trên lá: Vết bệnh ban đầu có hình bầu dục, kích thước trung bình 4 – 5 x 2 – 3 mm, có màu sáng trắng, xung quanh có viền màu vàng nhạt. Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở phần giữa lá, ít gặp ở ngọn lá. Sau đó vết bệnh lan rộng kéo dài theo chiều dài của lá.
  • Biểu hiện trên củ và thân: Vết bệnh có kích thước lớn hơn vết bệnh trên lá. Vết bệnh có màu xám trắng lan rộng chiếm một nửa, thậm chí lớn hơn. Trên vết bệnh xuất hiện rất nhiều chấm đen nhỏ xếp thành vòng đồng tâm mở rộng đó là các đĩa cành của nấm gây bệnh.

Bệnh thán thư trên hành tây và biện pháp phòng trị

  • Bà con nên luân canh với các cây trồng khác họ trong khoảng 2 – 3 năm ở những ruộng bị bệnh nặng.
  • Chọn cây giống khỏe, trồng đúng mật độ 25 x 10 cm cho vụ sớm.
  • Khi bệnh mới phát sinh trên đồng ruộng cần ngừng ngay việc bón thêm đạm ure, không tưới phân. Nên dùng than hầm của cỏ trấu xay rắc trên mặt luống với lượng 5 – 10 kg/ha và phun thuốc Sumi Eight với nồng độ 1/800 – 1/600, phun đều và ướt đẫm trên lá và thân với hàm lượng 1,2 – 1,5 kg thuốc/ha và các luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Daconil, Score, Aliette.

Quý bà con có thể tham khảo thêm nhiều bài cẩm nang hoặc tin tức nông nghiệp hữu ích khác TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *