Vai trò của Đạm đối với cây trồng:
Đạm là một trong những nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng có nhu cầu hàng đầu. Đạm là nguyên tố cấu tạo nên sự sống, là thành phần chính của màng tế bào thực vật, diệp lục tố…Do đó trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cần bón cung cấp đủ phân đạm để cây phát triển, nâng cao năng suất.
1/ Vai trò của đạm đối với cây trồng:
Vai trò của Đạm
đối với cây trồng là thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cho cây ra nhiều nhánh, phân nhiều cành, lá cây có kích thước to, lá quang hợp mạnh chuyển đổi nước và cacbonic thành đường bột, nuôi sống toàn thể giới động vật.
+ Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, thiếu đạm cây xanh không có khả năng quang hợp
+ Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống.
+ Cải thiện chất lượng của rau ăn lá và protein của hạt ngũ cốc
+ Đạm được đưa vào trong cây sẽ được tổng hợp để giúp tạo thành các loại protein từ đơn giản đến phức tạp, hay còn gọi là chất thịt, thành phần cơ bản của cơ thể sống.
+ Giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây trồng.
– Thiếu đạm:
+ Cây còi cọc, lá già toàn thân biến vàng, toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị trì trệ do thiếu chất hình thành tế bào, các quá trình sinh hóa cũng bị ngưng trệ.
– Thừa phân đạm:
+ Cây trồng sẽ lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, dễ bị đổ ngã, cây chậm ra hoa và khó đậu quả.
+ Làm tăng mức độ lây nhiễm sâu bệnh do lá mềm, màu sắc xanh đậm của lá thu hút các loại côn trùng và nấm bệnh gây hại.
+ Cây chậm ra hoa, ít hoa, khó đậu quả, quả không chắc hạt,
+ Khả năng chống chịu của cây với điều kiện ngoại cảnh như hạn, mặn, phèn, nấm bệnh cũng kém đi.
2/ Phân loại phân đạm:
Vai trò của đạm
Vai trò của đạm
Vai trò của đạm
Vai trò của đạm
2.1. Phân Urê Co(NH4)2: có chứa 44 – 48% N nguyên chất, là loại phân có tỷ lệ đạm cao nhất.
+ Đặc tính: có khả năng thích nghi rộng và phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau, đối với nhiều loại cây trồng khác nhau.
+ Sử dụng: Bón thúc cho cây trồng
+ Bảo quản: kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời (vì urê rất dễ phân hủy và bay hơi)
2.2. Phân Amôn Nitrat (NH4NO3): có chứa 33 – 35% N nguyên chất
+ Đặc tính: dễ chảy nước, dễ tan trong nước, vón cục và khó bảo quản, có tính chua.
+ Sử dụng: có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại cây khác nhau (do chứa NH4+ và NO3-)
+ Cách dùng: có thể pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cho cây, hoặc dùng bón thúc.
2.3. Phân Amoni Sunfat hay SA (NH4)2SO4: có chứa 20 – 21% N nguyên chất, 29% lưu huỳnh (S)
+ Đặc tính: dễ tan trong trong nước, không vón cục, dễ bảo quản, dễ sử dụng
+ Sử dụng: là loại phân bón tốt vì cung cấp cả N và S cho cây trồng. Có thể bón cho tất cả các loại cây trồng , trên nhiều loại đất khác nhau (đất không phèn, không chua)
Dùng để bón thúc cho cây và nên chia làm nhiều lần bón.
+ Bảo quản: tránh để trong môi trường ẩm sẽ làm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng mảng.
2.4. Phân đạm Clorua (NH4Cl): có chứa 24 – 25% N nguyên chất
+ Đặc tính: dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không vón cục, có tính chua
+ Sử dụng: nên bón kết hợp với lân và các loại phân khác, không dùng bón cho cây chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải,…
2.5. Phân Xianamit Canxi: có chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than
+ Đặc tính: dễ bốc bụi, gây hỏng da hoặc hỏng giác mạc mắt.
+ Sử dụng: có thể khử được chua nên dùng cho các loại đất chua. Thường được dùng để bón lót, muốn bón thúc cần phải đem ủ trước khi bón. Chú ý không dùng phân này phun lên lá cây.
2.6. Phân Phôtphat đạm hay MAP (Phốt phát Amôn): chứa 16% đạm (N), 20% Lân (P)
+ Đặc tính: dễ tan trong nước, phát huy hiệu quả nhanh
+ Sử dụng: bón lót hoặc bón thúc. Thích hợp dùng ở đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn, độ chua. Nếu cây cần nhiều đạm, cần kết hợp bón phân này với những phân đạm khác.
3. Cách sử dụng phân đạm
Đạm là loại phân bón dễ thất thoát (dễ bay hơi khiến lượng đạm cây trồng hấp thụ được chỉ từ 30-40% lượng cung cấp)
– Bảo quan phân đạm trong các túi nilông, để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm ướt hoặc ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tránh để chung đạm và các loại phân khác.
– Bón đúng và đủ nhu cầu theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
– Bón phân đạm theo đúng đặc tính của cây trồng:
+ Cây trồng cạn như ngô, mía, bông…cần bón Đạm Nitrat là thích hợp
+ Cây lúa nước: bón Đạm Clorua, hoặc SA
+ Cây họ đậu: bón đạm sớm
– Bón đạm theo đặc tính của đất:
+ Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua
+ Phân có tính chua nên bón cho đất kiềm
+ Đất lầy, nhiều bùn không cần bón đạm
– Không bón phân đạm 1 lúc, một chỗ mà cần chia thành nhiều lần để bón và bón vãi đều trên mặt đất
– Cần làm cỏ, xới đất, sục bùn khi bón phân đạm
– Đối với những cây có nhu cầu đạm nhiều, khi bón cần chia ra làm nhiều lần bón nhất là đối với chân đất chua, độ mùn trong đất kém, dung tích hấp thụ thấp… Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây, đất đai.
– Phần lớn phân đạm và phân chua sinh lý, cần chú ý phối hợp với phân kiềm, tro hoặc vôi kẻo chua đất và hiệu lực kém.
– Không bón khi trời sắp mưa sẽ bị rửa trôi. Nếu nắng hạn kéo dài cũng không bón đạm.