Thối trái sầu riêng, phòng trị như thế nào?

Thối trái sầu riêng, phòng trị như thế nào?

Thối trái (nấm trái) là bệnh phổ biến trên sầu riêng, thường xuất hiện khi trái đã lớn, gần thu hoạch. Giai đoạn giao mùa nắng – mưa là thời điểm bệnh bùng phát mạnh. Vườn rậm, ẩm thấp, kém thông thoáng là điều kiện lý tưởng cho bào tử nấm lây lan nhanh.

1. Dấu hiệu bệnh thối trái sầu riêng

Đừng để mất trắng mùa vụ chỉ vì phát hiện trễ! Bệnh thối trái sầu riêng là “kẻ giấu mặt” cực nguy hiểm, thường tấn công âm thầm từ phần đít trái hoặc quanh đầu trái – ngay khi bạn không để ý.

🔍 Nhận diện nhanh:

  • Ban đầu: Xuất hiện các đốm nâu xám nhỏ, nhìn tưởng vết trầy nhẹ.
  • Sau đó: Đốm lan rộng, có dạng hình tròn hoặc bầu dục, chuyển sang xám đen.
  • Tiếp theo: Vỏ trái bị lõm, nấm ăn sâu vào thịt trái – làm trái nhũn, thối, bốc mùi hôi chua cực khó chịu.
  • Trời lạnh, ẩm: Nấm trắng như mạng nhện phủ lên vết bệnh – cảnh báo bệnh đang phát triển nhanh!
  • Giai đoạn nặng: Trái rụng, thối toàn bộ, có thể lây lan sang trái khác rất nhanh nếu không xử lý kịp thời.

Lời khuyên: Thường xuyên kiểm tra vườn, đặc biệt vào mùa mưa – đừng để đến khi mùi bốc mới phát hiện thì đã quá trễ!

2. Vì sao mùa mưa là “thời điểm vàng” của bệnh thối trái sầu riêng?

Nguyên nhân chính:Nấm Phytophthora palmivora – tồn tại sẵn trong đất và môi trường.

Phát triển cực nhanh khi độ ẩm cao, vườn úng nước.

Mùa mưa chính là lúc “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” cho nấm:

  • Độ ẩm môi trường cao, đất ẩm lâu ngày.
  • Vườn thiếu thông thoáng, nước đọng, thoát kém.
  • Bào tử nấm dễ phát tán theo nước, gió, côn trùng.

Chỉ cần một vết trầy nhỏ trên trái là đủ để nấm xâm nhập – lan sâu vào thịt trái, gây thối nhũn, mùi hôi chua, rụng hàng loạt.

➡ Hậu quả: Giảm mạnh năng suất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng trái thu hoạch.

3. Giải pháp phòng & kỹ thuật xử lý bệnh thối trái sầu riêng

Khi cây đã nhiễm bệnh:

  • Cắt tỉa – tiêu hủy ngay trái, cành bị bệnh. Không để lan sang cây khác.
  • Phun thuốc đặc trị sát khuẩn, diệt nấm ướt đẫm toàn bộ thân, cành, lá, trái. Ưu tiên sản phẩm không gây nóng lá, lem trái.
  • Kết hợp chế phẩm sinh học chứa enzyme – ức chế và tiêu diệt nấm hiệu quả, thân thiện với cây.
  • hun Agri-fos 640 Thế hệ mới + Ridomil Gold/Mataxyl toàn cây & phun đẫm trái.

Với vườn chưa bị – chủ động phòng ngừa:

Chọn giống có sức đề kháng tốt.
Trồng đúng mật độ (7–10m), giữ vườn thoáng khí, ít ẩm ướt.
Kiểm tra và cải tạo hệ thống thoát nước, tránh ngập úng – giữ đất tơi xốp, giàu oxy.
Bón phân cân đối, đặc biệt tránh dư thừa đạm – giúp rễ khỏe, cây cứng cáp.
Tỉa cành – tỉa trái hợp lý, kê xốp giữa các trái để hạn chế tiếp xúc – tránh lây mầm bệnh.

Agri-fos 640 USA
Agri-fos 640 USA

Phun phòng định kỳ trong mùa mưa

Dùng Agri-fos 640 Thế hệ mới – hoạt chất lưu dẫn hai chiều, chuyên kiểm soát nấm Phytophthora.

Pha 1L Agrifos 640 cho 500 lít nước phun phòng bệnh cho trái.

Phun định kỳ sau mưa hoặc mỗi 10–14 ngày/lần.

Xịt ướt toàn bộ tán cây, thân và trái – tập trung ở vùng trái đang phát triển.


Hãy theo dõi Nhật Nông để được chia sẻ bí quyết khác trong các bài viết tiếp theo!

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng trên Website tại đây!

NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT

Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!

Bà con theo dõi để cập nhật thêm các bài viết kỹ thuật khác của chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Nếu quý bà con cần tư vấn về sản phẩm hoặc kỹ thuật, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09.09.45.25.26. Đội ngũ kỹ sư của Nhật Nông sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn tận tình, giúp bà con đạt được hiệu quả cao nhất trong canh tác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *