Sầu riêng đỏ gai, vàng gai khi trái cỡ trứng ngỗng, cỡ nắm tay làm trái chậm lớn mà chưa biết các tác hại, nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Mời bà con tham khảo bài viết sau đây của Nhật Nông:
Sầu riêng bị vàng gai, đỏ gai, vì sao?
Giai đoạn từ 30 đến 45 ngày sau đậu trái, nếu bà con thấy trái sầu riêng chuyển sang đỏ gai, đừng xem nhẹ. Đây không chỉ là hiện tượng sinh lý đơn thuần mà là dấu hiệu cảnh báo cây đang mất cân đối dinh dưỡng. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình dạng và chất lượng trái. Nếu không can thiệp sớm, trái dễ bị méo, sượng, mất nước. Từ đó, giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.
Nguyên nhân thường gặp khiến sầu riêng đỏ gai là do cây phát triển trái quá nhanh nhưng bộ lá và bộ rễ không đủ sức “gánh”. Khi bộ lá già yếu hoặc bị sâu bệnh làm giảm diện tích quang hợp thì việc nuôi trái càng trở nên khó khăn. Gây nên tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng:
- Bổ sung không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để cây nuôi trái
- Cây đi đọt trong quá trình mang trái
- Rễ cây bị nấm bệnh, làm thui đầu rễ khiến rễ mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
Thiếu nước
Việc tưới nước không đều – lúc khô lúc ngập – làm rối loạn sinh lý cây. Nếu không đủ lượng nước mà cây cần hoặc có thể do nắng hạn kéo dài.
Thêm vào đó, cây có thể thiếu các chất quan trọng. Chú ý bổ sung đầy đủ phân bón trung, vi lượng như: Canxi, Bo, Silic…. Để quả phát triển đầy đủ, chắc cuống, không bị nứt gai, nứt hộc trong quá trình làm trái.
Một số bà con còn phun thuốc không đúng thời điểm hoặc sử dụng sản phẩm có tính nóng trong thời tiết hanh khô. Gây cháy và đỏ gai. Những ngày nắng nóng kéo dài cũng khiến cây bị stress, suy yếu sức đề kháng.
Biện pháp khắc phục giúp xanh gai sầu riêng
Để xử lý tình trạng đỏ gai, điều đầu tiên là phải ổn định độ ẩm đất. Không nên để đất quá khô rồi mới tưới dồn, điều này khiến rễ cây bị “sốc nước”. Bà con cần rải nước đều toàn bộ tán cây không chỉ tưới một chỗ ở gốc. Về dinh dưỡng, cần bón gốc và phun bổ sung đúng giai đoạn.
Bổ sung dinh dưỡng
Từ 15 đến 20 ngày sau đậu trái là thời điểm cây bước vào giai đoạn nuôi trái. Bà con cần cung cấp đủ dinh dưỡng. Bón phân nở từ 0.5 đến 1kg/gốc. Kèm theo đạm cá như Fish Amino, Amino USA.
Kết hợp NPK cân đối bằng Nutri Fulvic NPK 20-20-20 và Max – Fruits Lớn trái & Xanh gai sầu riêng. Khoảng 20 ngày sau, lặp lại một lần nữa để trái phát triển đồng đều, hạn chế đỏ gai.

Song song với bón gốc, cần phun qua lá để nuôi trái từ ngoài vào trong. Định kỳ mỗi 7 đến 10 ngày, bà con nên phun Canxi Bo (Cropworks Cal-Bor). Và kết hợp trung – vi lượng tổng hợp như US Combi hoặc Siêu Kẽm. Những dưỡng chất này giúp trái phát triển chắc, đều màu, gai thẳng và mướt, giảm tình trạng xạm da, méo trái.

Chặn đọt sầu riêng MKP
Khi trái còn nhỏ, bà con cần chủ động hãm đọt để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Khi trái đạt trên 1kg, nếu cây đủ khỏe, có thể cho ra đọt trở lại. Tuy nhiên, phải quan sát kỹ sức cây và tình hình vườn để quyết định.
Nếu thấy hiện tượng đỏ đầu gai xuất hiện trên trái từ 800g–1kg trong lúc cây đang đi đọt, cần xử lý ngay lập tức. Giải pháp: Phun liều cao MKP kết hợp thuốc ra hoa để đốt đọt, chặn đọt non, tránh cây hút ngược dinh dưỡng – giúp trái giữ dáng đẹp, gai thẳng, không bị méo hay sượng.

Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý phòng rệp sáp.
Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm thường bám vào cuống và mặt dưới trái. Nếu không được kiểm soát, rệp sáp làm trái xấu mã, dễ rụng, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Bà con nên chủ động phun phòng định kỳ 10 ngày/lần trong suốt quá trình làm trái.
Chế độ nước tưới trong giai đoạn nuôi trái
Yếu tố nước cũng đóng vai trò then chốt trong tốc độ lớn và độ đẹp của trái. Cây sầu riêng nuôi trái cần tưới đủ độ ẩm cách ngày. Khi trái đạt khoảng 0.5kg, nên tăng lượng nước tưới, đảm bảo tưới đẫm để hỗ trợ quá trình lớn nhanh, tròn đều.
Từ 70 ngày sau đậu trái, cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn hoàn thiện chất lượng. Lúc này cần giảm lượng đạm, tăng hàm lượng Kali trong dinh dưỡng đầu vào. Việc này giúp trái tích lũy tinh bột tốt hơn, ngọt hơn và thơm đậm hơn. Ngược lại, nếu vẫn dùng đạm cao sẽ khiến trái bị xốp thịt, nứt gai, nhanh hư trong giai đoạn sau thu hoạch.
Một số lưu ý quan trọng
Trong kỹ thuật phun thuốc bảo vệ trái: không sử dụng các loại thuốc có tính nóng. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô hạn hoặc nắng gắt vì dễ gây xạm vỏ và chai trái. Thời điểm phun thuốc nên vào sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng máy phun áp lực nhẹ, dạng sương để cây hấp thu tốt hơn, tránh sốc.
Tóm lại, hiện tượng đỏ gai trên sầu riêng không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng trái và giá bán. Bà con cần chủ động kiểm tra, điều chỉnh chế độ tưới, dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý ngay từ đầu. Nếu được xử lý kịp thời, cây sẽ hồi phục tốt, trái xanh – gai mướt – phát triển chuẩn, đảm bảo giá trị kinh tế cao khi thu hoạch.
Hãy theo dõi Nhật Nông để được chia sẻ bí quyết khác trong các bài viết tiếp theo!
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng trên Website tại đây!
NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi để cập nhật thêm các bài viết kỹ thuật khác của chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong
Nếu quý bà con cần tư vấn về sản phẩm hoặc kỹ thuật, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09.09.45.25.26. Đội ngũ kỹ sư của Nhật Nông sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn tận tình, giúp bà con đạt được hiệu quả cao nhất trong canh tác!