Quy trình chăm sóc cà phê sau thu hoạch là bước quan trọng để đảm bảo cây cà phê phục hồi hiệu quả và sẵn sàng cho vụ mùa tiếp theo. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp cây cà phê phát triển khỏe mạnh, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng quả. Mời bà con tham khảo quy trình chăm sóc cà phê sau thu hoạch như sau:
1. Cắt tỉa cành cho cây cà phê sau thu hoạch
Cắt tỉa cành cho cây cà phê sau thu hoạch giúp cây phát triển khỏe mạnh, tập trung dinh dưỡng vào cành mới và hạn chế sâu bệnh.
Thời gian cắt tỉa: Sau thu hoạch, từ 15-20 ngày, chọn thời điểm nắng ráo để tỉa.
Loại cành cần cắt tỉa:
- Cành chết, khô, sâu bệnh.
- Cành già, dị dạng, hoặc mọc sát đất.
- Các cành vượt, chồi sâu trong tán, cành mọc ngược, thẳng đứng.
- Cành đã ra quả hết, chỉ còn cành ngọn (cắt bỏ đoạn ngoài cùng).
Tác dụng:
- Giúp cây có bộ tán đều, cân đối.
- Dễ dàng chăm sóc, thu hái.
- Giảm thiểu sâu bệnh.
Lưu ý: Khi cắt tỉa, dùng cưa hoặc kéo sắc để tránh làm tổn thương cây.
2. Rửa vườn cho cây cà phê sau thu hoạch
Sau khi tỉa cành, bà con cần rửa vườn để làm sạch vườn và phòng ngừa các bệnh như rong rêu, tảo đỏ, nấm hồng. Dung dịch đồng đỏ là một lựa chọn hiệu quả giúp tiêu diệt các mầm bệnh còn sót lại trong vườn.
3. Bón phân cho cây cà phê sau thu hoạch
Cây cà phê sau một mùa thu hoạch tiêu hao rất nhiều dinh dưỡng, vì vậy, bón phân là cực kỳ quan trọng để cây phục hồi và chuẩn bị cho vụ sau.
Loại phân sử dụng: Phân vi sinh, phân hữu cơ hoặc phân chuồng đã ủ hoai. Bổ sung Trichoderma để hạn chế nấm bệnh và tuyến trùng trong đất.
Cách bón phân:
Bón gốc: Rải phân hữu cơ hoai mục (15-20kg). Pha 1kg Roots X cho 1000-1500 lít nước tưới gốc. Giúp ung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh, kích thích ra rễ cám tối đa, chống nghẹn rễ, xù đầu lân.
Bón lá: Siêu phục hồi – đạm cá rong biển. Bà con sử dụng hai 1 lít pha 1000-1200 lít nước. Phun ướt đẫm 2 mặt lá từ trong ra ngoài để cây hồi phục nhanh hơn giúp cây dưỡng đọt, xanh lá, dày lá.
Tưới nước cho cây cà phê sau thu hoạch
Sau khi cắt tỉa, khi cây đã phân hóa mầm hoa (mầm hoa dạng mỏ sẻ hoặc đầu nụ bạc trắng), bà con tiến hành tưới nước lần đầu. Đây là bước quan trọng để cây ra hoa đồng loạt.
Lần tưới thứ hai: Từ 25-30 ngày sau lần tưới đầu tiên.
Lưu ý:
- Tưới quá sớm sẽ khiến cây tập trung ra lá, chồi ra đọt non và nuôi đọt. Từ đó, cây không phân hóa mầm hoa tốt, ảnh hưởng đến chất lượng hoa và trái.
- Tưới quá trễ sẽ khiến cây thiếu nước. Cây không đủ sức phân hóa mầm hoa, làm giảm năng suất và chất lượng.
Mục đích của việc tưới là để hoa ra đồng loạt và hạn chế hiện tượng rụng trái non khi vào mùa mưa.
Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh là một yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch. Mặc dù mùa khô ít có sâu bệnh hại, nhưng vẫn cần chú ý đến các loại sâu bệnh. Như rệp sáp và rệp mềm. Vì chúng có thể gây hại cho cây nếu không được kiểm soát kịp thời.
Cần sử dụng thuốc trừ sâu đúng theo danh mục cho phép. Và chỉ phun khi có sự xuất hiện của dịch hại. Việc phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả giúp cây cà phê khỏe mạnh. Từ đó, giảm thiểu thiệt hại và cải thiện năng suất cho vụ mùa tiếp theo. Chăm sóc cây cà phê toàn diện sẽ đảm bảo cây luôn ở trạng thái tốt nhất và có thể đạt được năng suất tối đa.
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong