pH ĐẤT LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA pH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Để đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng cần duy trì độ pH của đất ở mức tối ưu. Mỗi loại cây trồng sẽ thích ứng với từng độ pH khác nhau. Bà con cần thường xuyên kiểm tra và duy trì độ pH ở mức 5.5 đến 7.5. Đây là môi trường lý tưởng giúp cây trồng phát triển ổn định và hiệu quả. Vậy pH đất là gì?

1. pH đất là gì?

– Chỉ số pH thể hiện mức độ axit hoặc bazơ của đất, được đánh giá bằng nồng độ ion mang điện tích dương trong đất.

– Độ pH của đất (hay còn gọi là pH đất) được đo trên thang từ 1 đến 14.

– Đất được phân loại thành 3 mức dựa trên chỉ số pH:

• pH = 7: đất trung tính

• pH > 7: đất kiềm

• pH < 7: đất chua (đất có tính axit)

Đất có độ pH từ 5.5 đến 7.5 phù hợp với nhiều loại cây trồng. Trong khoảng pH này, rễ cây và đất sẽ trao đổi và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

2. Tầm quan trọng của pH đối với cây trồng

a- Tầm quan trọng

– Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây. Hầu hết cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất ở môi trường đất trung tính.

– Bảng thống kê khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các chất theo độ pH:

pH đấtKhả năng hấp thu dinh dưỡng
4.0-5.0Hấp thu kém các chất dinh dưỡng, ngoại trừ nhôm và sắt
5.5-6.5Tối ưu cho hấp thu phospho, kali, canxi, magiê
6.5-7.5Tối ưu cho hầu hết các chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitơ
> 7.5Hấp thu tốt các chất kiềm như natri, kém hấp thu các chất vi lượng

– Ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất: pH càng thấp, vi sinh vật trong đất sẽ bị ức chế, không thể sinh sôi và phát triển.

– Đất không có vi sinh vật hoạt động sẽ không phân hủy được các độc tố như thuốc bảo vệ thực vật, paclobutrazol… và không hấp thu được phân bón hữu cơ và phân vi sinh.

– pH thấp tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công gây hại như Phytophthora, Fusarium, dẫn đến các bệnh nứt thân xì mủ, vàng lá, thối rễ, …

Vì vậy, duy trì độ pH của đất không chỉ giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt mà còn hỗ trợ hệ vi sinh vật và ngăn ngừa sự tấn công của các loại nấm bệnh.

b- Sự hấp thu dinh dưỡng của cây bị ảnh hưởng như thế nào?

Đa số cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất ở mức pH trung tính. Cụ thể như sau:

N, K, S: được cây hấp thu tốt ở mức pH từ 6-8

Lân (P): được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 6-7

Canxi (Ca), Magie (Mg): được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 7-8.5

Bo (B), Đồng (Cu), Kẽm (Zn): được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 5-7

Sắt (Fe), Mangan (Mn): được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 4.5-6

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pH đất

Thời tiết và khí hậu: Mưa nhiều có thể rửa trôi canxi cacbonat (một chất mang tính kiềm) trong đất, làm đất trở nên axit hơn. Trong khi đó, khí hậu khô cằn khiến đất thiếu nước, nồng độ khoáng và muối cao hơn làm tăng giá trị pH, khiến đất mang nhiều tính kiềm hơn.

Lạm dụng phân thuốc hóa học: Trước diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại trên sầu riêng, việc sử dụng phân thuốc hóa học trong quá trình canh tác là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, phân thuốc hóa học tích lũy trong đất sẽ ức chế và tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi.

Ít sử dụng phân hữu cơ: Phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng là nguồn thức ăn để vi sinh vật phát triển, giúp ổn định pH đất, tiết kiệm chi phí canh tác và giảm sâu bệnh.

4. Một số cách giúp tăng/giảm độ pH trong đất

a- Tăng độ pH bằng cách

– Đặc điểm: Loại đất có tính axit cao (đất rất chua). Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phot pho (P), Bo (B), Molipden (Mo.)… dù hiện diện trong đất nhưng không thể hòa tan do tính axit cao. Biện pháp cải tạo:

+ Bón Lân: Sử dụng Lân vì nó chứa đầy đủ các yếu tố trung vi lượng như: Ca, Mg, Si, Cu, Zn, Mn, Bo…. Qua đó, giúp cố định các yếu tố Fe, AL có trong đất từ đó nâng pH. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, hạ độc phèn.

+ Bón phân hữu cơ:

  • Có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, tăng hàm lượng mùn hữu cơ…
  • Các vi sinh vật có lợi trong phân khi gặp các độc chất làm hạ độc phèn, giảm độc đối với cây trồng.
  • Bà con có thể tham khảo sản phẩm Bio Roots USA 1kg. Với công dụng cải tạo đất, nâng PH đất, phục hồi cây nhiễm phèn, mặn.

+ Bón vôi (CaCO3): Nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, nâng độ pH lên cao hơn. Đất chua hoặc đất có pH thấp thường chứa nhiều ion H+ dạng tự do và tiềm tàng (do phản ứng thủy phân của các ion như Al3+, Fe3+, Fe2+…). Khi sử dụng vôi, H+ sẽ trung hòa và các ion kim loại này sẽ kết tủa. Độ chua của đất giảm. Giúp cải thiện cấu trúc đất; chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan hơn.

Bón vôi cho đất trồng

b- Giảm độ pH bằng cách:

Bổ sung chất hữu cơ. Nhiều chất hữu cơ như phân trộn, phân chuồng và vật liệu phủ có tính axit (chẳng hạn như lá thông) có thể dần dần hạ thấp độ pH trong đất.

Bổ sung nhôm sunfat để nhanh chóng giảm độ pH. Nhôm sulfat tạo độ axit trong đất ngay khi hòa tan, có tác dụng tức thì. Tuy nhiên chỉ sử dụng số lượng nhất định không dùng nhôm sulfat trên diện rộng. Vì điều này có thể dẫn đến sự tích tụ nhôm và độc tố nhôm trong đất.

Bổ sung lưu huỳnh. So với nhôm sulfat, lưu huỳnh thường rẻ hơn, mạnh hơn (về số lượng cần sử dụng) và có tác dụng chậm hơn. Vì lưu huỳnh cần được chuyển hóa bởi vi khuẩn trong đất để biến thành axit sulfuric, và quá trình này cần có thời gian.

Bổ sung u-rê bọc lưu huỳnh. Với vai trò là chất phụ gia, u-rê có tác dụng khá nhanh, có hiệu quả ngay trong một hoặc hai tuần sau khi được bổ sung vào đất.

5. Độ pH phù hợp cho một số cây trồng

Cây trồngpH thích hợpCây trồngpH thích hợp
Sầu riêng6.0 – 6.5Trà5.0 – 6.0
Cà phê6.0 – 6.5Lúa5.5 – 6.5
Cao su5.0 – 6.8Cây tiêu5.5 – 7.0
Cam quýt5.5 -6.0Thanh long4.0 – 6.0
Họ bầu bí5.5 – 6.8Cà chua6.0 – 7.0
Bông cải xanh6.0 – 6.5Thuốc lá5.5 – 6.5
Cà rốt5.5 – 7.0Cải bắp6.5 – 7.0
Cà tím6.0 – 7.0Cải thảo6.5 – 7.0
Rau gia vị5.5 – 7.0Xà lách6.0 – 7.0
Độ pH phù hợp cho một số loại cây trồng

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT

Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *