a – Đặc điểm nhận dạng nhện đỏ hại cây có múi
Trường thành: Nhện đỏ hại cây có múi có con cái có thân dài khoảng 0,4mm, màu đỏ đậm, chân nâu vàng nhạt, trên cơ thể có lông cứng. Con đực trưởng thành có cơ thể nhỏ hơn nhưng chân dài hơn con cái, thân dài 0,2 – 0,3mm.
Trứng: Hình cầu dẹt, giống củ hành, có cuống dài, được đẻ ở gần chính của mặt trên lá.
Nhện non: Nhện non mới nở có màu trắng vàng, tuổi 2 màu nâu đỏ, tuổi 3 màu đỏ sẫm.
b – Tập tính sinh sống và gây hại
Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ Đông Xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vòng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây cam quýt gần với nương chè thường hay có nhện đỏ phá hoại.Nếu có nhiều nhện đỏ lá cây xuất hiện nhiều đốm bạc, cành lá non bị vàng. Khi cây thời kỳ quả non tháng 1, 2 nếu có nhện đỏ ăn vào phần vỏ quả sau này quả bị rám (màu xám đen).
Nếu có nhiều nhện đỏ lá cây xuất hiện nhiều đốm bạc, cành lá non bị vàng. Khi cây thời kỳ quả non tháng 1, 2 nếu có nhện đỏ ăn vào phần vỏ quả sau này quả bị rám (màu xám đen).
c – Biện pháp phòng, trừ nhện đỏ hại cây có múi
Trong tự nhiên, chúng có rất nhiều thiên địch tấn công, do vậy cần sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ thiên địch.
Phòng: bón phân cấn đối, tưới nước đầy đủ hợp lý trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu.
Trừ nhện đỏ: khi cần thiết thì dùng thuốc: Comite 73EC, Furmite: 12ml + 30ml, Dầu khoáng SK hoặc Ortus 5SC, Pegasus 500 SC, Nissorun 5EC, sokupi 0.36AS + dầu khoáng pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc thuốc có chứa hoạt chất Abamectin kết hợp với dầu khoáng trừ sâu… phun ướt cả mặt lá dưới. Nếu đã bị nhện phá hại nặng phải phun liên tục 2-3 lần với các loại thuốc khác nhau tránh hiện tượng nhờn thuốc đối với nhện đỏ, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày