Lân tạo mầm sầu riêng nào tốt nhất?

Lân tạo mầm sầu riêng nào tốt nhất?

Lân tạo mầm sầu riêng nào tốt nhất, giúp đánh thức trạng thái ngủ của hoa, bông ra đều và đồng loạt? Mời bà con tham khảo bài viết sau đây của Nhật Nông!

1. Phân Lân là gì?

Phân Lân là loại phân bón vô cơ. Và là một trong ba yếu tố dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của cây, bên cạnh Nitơ (Đạm) và Kali. Thành phần chính của phân Lân là Photpho, tồn tại dưới dạng ion photphat (PO4)3-. Có công dụng giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

2. Các dạng phân Lân hiện nay và lân tạo mầm sầu riêng nào tốt nhất?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng phân Lân. Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Phân Lân được chia thành 2 loại chính: phân Lân tự nhiên và phân Lân chế biến:

  • Phân Lân tự nhiên:
    • Apatit: chứa 30-32% P2O5
    • Photphorit: chứa 8-12% P2O5
  • Phân Lân chế biến:
    • Lân nung chảy: Ca3(PO4)2
    • Supe Lân: Ca(H2PO4)2
  • Phân Lân phức hợp: DAP, chứa 18% Đạm nguyên chất và 46% Lân nguyên chất.

Phân biệt Lân DAP, Super Lân và Lân nung chảy

Tuy nhiên, mỗi loại phân có những đặc điểm riêng, vì vậy bà con cần lựa chọn phù hợp:

  • DAP: Vì có hàm lượng Đạm cao, DAP có thể kích thích cây đi đọt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển từ sinh trưởng sang sinh sản, nếu sử dụng DAP, cần kết hợp thêm Kali trắng để hạn chế quá trình đi đọt của cây.
  • Supe Lân: Đây là loại phân dễ tan và có khả năng phân hóa mầm hoa mạnh, được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, do tính axit của Supe Lân, loại phân này không phù hợp với đất phèn, vì có thể làm chua đất.
  • Lân nung chảy: Đây là loại phân chậm tan trong nước nhưng tan tốt trong đất (98%) và dịch rễ có tính kiềm, phù hợp với đất phèn, đất trũng hoặc đất đồi núi dốc, giúp cải tạo đất. Với điều kiện đất phèn tại Miền Tây, Lân nung chảy là lựa chọn hiệu quả để tạo mầm cho cây sầu riêng.

Bón qua gốc hay qua lá?

Bà con nhà vườn có thể sử dụng kết hợp bón phân Lân qua gốc và qua lá. Vì giúp thúc đẩy quá trình già lá nhanh hơn và phân hóa mầm hoa tốt hơn. Đối với bón qua gốc tùy vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng mà bà con nhà vườn có thể sử dụng những dòng phân khác nhau. Như Super Lân, Lân nung chảy và DAP + Kali cho phù hợp. Trên lá bà con nhà vườn sử dụng những dòng NPK có hàm lượng Lân và Kali cao. Mục đích để thúc đẩy nhanh già lá, ức chế đi đọt mới giúp phân hóa mầm hoa tốt hơn. Một số dòng phân bón lá phổ biến như: Bloom plus 10 – 60 – 10, Lân 86 và MKP (0 – 52 – 34).

3. Kỹ thuật tạo mầm sầu riêng hiệu quả

Để tạo mầm hoa sầu riêng đạt chuẩn, nâng cao năng suất bà con cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Không thực hiện kích thích tạo mầm đối với những cây chưa trưởng thành (3-5 năm tuổi). Và những cây có sinh trưởng kém, bị bệnh hoặc có dấu hiệu rụng lá, lá thưa.
  • Cây sầu riêng cần có ít nhất 2 lần ra đọt mới và lá đã già. Đảm bảo cây đủ sức khỏe để nuôi bông nuôi trái và phát triển tốt.
  • Áp dụng phương pháp tổng hợp. Bao gồm kỹ thuật tỉa cành, quản lý dinh dưỡng, kiểm soát dịch hại và cỏ dại khi thực hiện tạo mầm hoa. Giúp nâng cao năng suất và chất lượng cơm sầu riêng.

a. Kéo cơi đọt

Để đảm bảo cơi đọt ra đều. Tránh tình trạng mắt cua thui đen, hoa sầu riêng khô và rụng trong giai đoạn xổ nhụy. Bà con cần tiến hành kéo ít nhất 2 cơi đọt. Khi thấy cơi đọt bắt đầu nhú mũi giáo, bà con sử dụng Amino Acid pha 200 lít nước để phun cho cây. Kết hợp với phân NPK 30-10-10 và Combi để thúc đẩy cơi đọt, lá mở to, xanh và dày. Trong giai đoạn này cần phòng ngừa rầy, rệp bảo vệ giàn lá khỏi sâu bệnh gây hại.

b. Thúc mở lá nhanh, làm già lá

Trong quá trình tạo mầm cây, bà con cần phun hỗ trợ thúc mở lá nhanh và làm già lá sầu riêng. Bà con sử dụng MKP Israel (1kg pha cho 200-400 lít nước) hoặc Nova Pekacid 0-60-20 ICL (1kg pha 200-400 lít nước). Các sản phẩm này không chứa đạm và không có các muối Cl–, SO42-. Qua đó, giúp quá trình làm già lá diễn ra hiệu quả, tránh tình trạng cây bị cháy lá.

c. Xiết nước, phun tạo mầm

Sầu riêng là loại cây đặc biệt, yêu cầu điều kiện khô hạn từ 7-14 ngày (tùy theo nhiệt độ và độ ẩm đất) để kích thích phân hóa mầm bông. Nếu không đáp ứng điều kiện này, cây sẽ ra ít bông, rải rác và không đồng đều. Về sau ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng quả. Do đó, bà con nên bón phân Lân với liều lượng cao. Tưới nước để phân tan, sau đó tiến hành xiết nước cho cây sầu riêng. Nếu thời tiết xấu hoặc có nhiều mưa, bà con có thể dùng bạc mủ để che chắn, bảo vệ rễ cây sầu riêng.

Quy trình phun tạo mầm cây sầu riêng

Lần 1: Pha 500g Bloom plus 10-60-10 và 500g Nova Pekacid 0-60-20 ICL với 200 lít nước. Sau đó phun ướt cả mặt trong và ngoài lá.

Tạo mầm hoa sầu riêng lần 1
Tạo mầm hoa sầu riêng lần 1

Lần 2: Pha 500g Lân 86 với 500g Nova Pekacid 0-60-20 ICL vào khoảng 200 lít nước. Tiếp tục phun lên cả hai mặt lá.

Tạo mầm hoa sầu riêng lần 2
Tạo mầm hoa sầu riêng lần 2

Tùy vào tình hình thời tiết và độ tuổi cây, bà con thực hiện phun tạo mầm lần 3 hoặc 4. Mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

d. Phun ngừa bệnh trong giai đoạn tạo mầm

Để mầm hoa phát triển tốt và khỏe mạnh, nên phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh trước khi bắt đầu làm bông. Và phun thêm 1 lần sau khi mắt cua đã hoàn toàn ra. Trong giai đoạn trước khi làm bông, nên phun thuốc đặc trị nấm thán thư.

Các ngách trên thân và mặt dưới của cành là nơi chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh tiềm ẩn, có thể tấn công bông sầu riêng. Vì vậy, khi phun thuốc bà con cần chú ý phun kỹ và ướt đều các vị trí này để bảo vệ cây tốt nhất.

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *