Sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới, được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á . Bởi hương vị đặc trưng và thơm ngon mà loại quả này mang lại. Để cây cho năng suất cao, việc kiến thiết vườn giai đoạn cây con rất quan trọng. Sau đây chúng tôi chia sẽ đến bà con kỹ thuật kiến thiết vườn sầu riêng con.
Công việc đầu tiên bà con cần làm là cắt cành, tỉa tán và sửa cành cây sầu riêng. Công việc này được tiến hành đối với vườn cây được trồng dưới 3 năm. Và đến thời điểm cắt tỉa thì cây sầu riêng đã được trồng trên 6 tháng. Bà con cần tiến hành cắt tỉa đối với cây có nhiều cành vượt. Bà con lưu ý chỉ nên thực hiện 1 đến 2 cành/ lần/ 6 tháng để đảm bảo cây không bị mất sức.
Đối với vườn cây đã trồng trên 4 năm hoặc cây đã cho trái thì không áp dụng.
Phân loại cành:
Như bà con cũng biết, cây sầu riêng có 2 loại cành phải chú ý từ nhỏ là cành quả và cành vượt, trong đó:
– Cành quả: là những cành mang trái tốt nhất
– Cành vượt: là những cành có xu hướng mọc vượt lên nhằm thay thế thân chính và thông thường thì không mang trái
Vậy tại sao bà con cần phải cắt tỉa và sửa cành cho cây?
Nếu bà con có dịp đi nhiều vườn sầu riêng, Bà con sẽ thấy rõ tác hại của cành vượt mà lúc cây còn nhỏ không thấy rõ. Khi cành vượt phát triển mạnh sẽ tạo hiện tượng 2-3-4 …thân phụ. Đến khi cây 3-4 tuổi nhìn không ra thân chính là cái nào. Hậu quả kéo theo như sau:
– Thứ nhất:
Nếu cây có 1 thân phụ (cành vượt) sẽ ra rất nhiều cành quả nhỏ nhưng cành quả nào cũng nhỏ. Nếu cây có 2 thân, mỗi thân có 10 cành quả nhỏ. Thì cả cây có 20 cành quả bé xíu thì chắc chắn cây không đủ sức nuôi trái. Trong khi đó, cùng một thời gian, cây chỉ dưỡng một thân chính. Thân chính đó có 10 cành quả to thì cây sớm cho trái và cành to, khoẻ. Đồng thời tạo bộ khung vững chắc cho cây sau này.
Nếu bà con áp dụng trường hợp này thì gọi là chỉ cần TINH NHUỆ, không cần ĐÔNG.
– Thứ hai:
Nếu cây có nhiều thân, khi gặp mưa bão, gió to … cây dễ bị TÉT những thân phụ ngay vị trí giao với thân chính. Khi thân phụ tét ra sẽ gây tổn thương nặng nề cho cây và làm cho cây khó phục hồi. Từ đó, cây giảm năng suất đáng kể.
Trong khi những cây chỉ có một thân chính thì toàn cành quả mọc ngang vuông góc thân chính sẽ ít bị tác động của gió hơn, nếu có gãy thì bà con chỉ cần cắt phần gãy, chừa lại cành cụt và cây vẫn cho trái bình thường.
– Thứ 3:
Cây có nhiều thân thì dễ bị nhiễm bệnh hơn như bệnh xì mủ thân, đặc biệt ở ngay vị trí giao nhau với thân chính. Nếu cây đã bị bệnh thì khó phát hiện do khe hở ít ai quan tâm và do khuất góc khó nhìn thấy, đợi tới lúc phát hiện rồi thì bệnh đã rất nặng và có khi phải cắt luôn cả cây.
Riêng với cây chỉ có một thân chính thì việc kiểm tra dễ dàng và cũng dễ phát hiện và xử lý bệnh.
– Thứ tư:
Liên quan đến chất lượng, phẩm chất, năng suất vườn sầu riêng tương lai.
Cây có nhiều thân sẽ cho trái ở cành quả nhỏ, khi đó dinh dưỡng không tập trung, trái thì đầy cây nhưng dễ rụng, tỷ lệ trái loại 1 thấp, cây dễ gãy hoặc khô cành… Từ đó, làm giảm năng suất cho cây trồng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Cây 1 thân tập trung nuôi 10-15 cành quả chính, mỗi cành to khoẻ tập trung dinh dưỡng nhiều, trái ít rụng và tỷ lệ trái loại 1 cao, chất lượng ổn định và ít gãy cành làm giảm năng suất.
Cây có 1 thân, tập trung nuôi quả
– Thứ 5:
Cây nhiều thân sẽ có bộ tán lớn, phí đất, cành nhiều khó chăm sóc, khó phun xịt thuốc. Và khó thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ. Như thụ phấn nhân tạo, dưỡng cành bơi, chống rụng trái, làm trái tròn đều hộc ….
Tóm lại:
Kỹ thuật cắt, tỉa, sửa cành nếu bà con áp dụng sớm ở giai đoạn kiến thiết vườn. Sẽ giúp cho nhà vườn tiết kiệm công sức. Đồng thời giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao sau này. Việc cắt tỉa nhằm tạo dáng cho cây sầu riêng. Đảm bảo NHẤT TRỤ KÌNH THIÊN, tức cây có 1 thân chính và cành quả vuông góc.
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong