Nhà vườn trồng sầu riêng đã không còn lạ với “Cành bơi”, cùng Nhật Nông tìm hiểu vai trò và công dụng của “Cành bơi” sầu riêng qua bài viết sau:
1. Khái niệm:
- Vị trí : mọc từ thân của cành quả.
- Đặc điểm: là những cành nhỏ (nhìn giống một chùm đọt cây). Một thân cành quả có thể mọc ra nhiều cành bơi.
2. Tác dụng :
- Cung cấp dinh dưỡng nuôi cành quả to.
- Là chùm lá dự bị cho chùm lá đầu cành khi chẳng may chùm đầu cành bị sâu bệnh và rụng hết lá.
- Nếu một cành quả bị gãy bạn cắt bỏ cả cành thì thật quá tiếc, thay vào đó bạn chỉ cần cắt phần tổn thương (cố gắng chừa thân cành quả càng dài càng tốt) và dưỡng cành bơi nhiều thì cành quả đó sẽ tiếp tục sống và cho trái bình thường.
3. Phân loại cành bơi
Cành bơi được chia làm 3 loại theo vị trí và hướng mọc:
- Cành hướng lên – GIỮ LẠI
- Cành hướng ngang – GIỮ LẠI
- Cành hướng xuống – VẶT BỎ
4. Các giai đoạn nên và không nên để cành bơi
- Trước khi cây có mắt cua: cắt bỏ hết cành để tập trung ra hoa
- Từ mắt cua đến xổ nhuỵ: toàn bộ cành vừa mọc ra nên giữ lại để nuôi trái.
- Từ xổ nhuỵ đến thu hoạch : giữ những cành đã già ( mọc trong giai đoạn mắt cua), cắt bỏ những cành bơi mới mọc vì cành mới sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của trái nhưng cành già lại nuôi trái .
- Sau thu hoạch: dưỡng tất cả những cành đã có và mới mọc để nuôi cành quả to – mập giúp mùa sau có nhiều trái hơn.
Lưu ý :
- Cần tưới đủ nước và dinh dưỡng cho cây trồng phù hợp theo từng giai đoạn
- Tuân thủ các yêu cầu an toàn khi sử dụng phân thuốc
- Mọi thắc mắc về sản phẩm hoặc kỹ thuật bà con liên hệ ngay để được hỗ trợ cụ thể
NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Tham khảo chi tiết các sản phẩm khác tại: https://nhatnonggroup.com/
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong