Do thời tiết chuyển biến thất thường, tình hình khí hậu thay đổi đột xuất. Đây là cơ hội để sâu, bệnh phát triển tấn công trên cây trồng đặc biệt đối với cam sành. Vì vậy việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại ở giai đoạn này phải tiến hành như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Cùng xem chuyên gia tư vấn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cam sành khi bị tấn công để bảo vệ năng suất và chất lượng của quả cam.
Nguyên nhân, triệu chứng cam sành bị vàng lá thối rễ?
Bệnh do nấm Fusarium solani gây hại. Triệu chứng đầu tiên lá bị màu vàng, dễ rụng khi bị lay nhẹ. Các lá già rụng trước sau đó đến các lá trên. Lúc đầu chỉ có vài nhánh biểu hiện lá vàng, cây vẫn sống nhưng phần rễ cây bị thối, vỏ rễ bị tuột khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Khi bị nặng các rễ bị thối và cây chết. Cách phòng trừ sâu.
Bệnh thường gây hại nặng ở những vùng thường xuyên ngập nước. Đất bị ngập nước thì rễ cây sẽ bị thiếu oxy, làm rễ suy yếu. Nấm Fusarium solani có sẵn trong đất sẽ dễ dàng tấn công và chóp rễ, làm rễ bị thối. Ngoài ra, ở những vùng đất có tuyến trùng thì khi chúng chích hút tạo ra vết thương, thuận lợi cho nấm xâm nhập gây hại trầm trọng hơn.
Một số biện pháp phòng trừ cơ bản đối với bệnh vàng lá thối rễ.
- Trồng cây nơi đất cao thoát nước tốt, nên vùng đất thấp phải có bờ cao.
- Khi phát hiện vết bệnh sớm thì cắt bỏ rễ bị thối và bôi thuốc vào vết cắt.
- Dùng kết hợp nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng hoai mục nhằm tạo tơi xốp cho đất, hạn chế bệnh sẽ hiệu quả hơn.
- Bón thêm phân kali, lân làm tăng khả năng đề kháng của rễ cây đối với bệnh.
- Đối với cây mới chớm bệnh nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: Aliette, Ridomil Gold, Mancozeb, Mataxyl… Ngoài ra có thể phòng trừ tuyến trùng bằng các loại gốc thuốc Diazinon, Furadan.