BỌ XÍT LƯỚI GÂY HẠI TRÊN HỒ TIÊU

bo-xit-luoi-nhatnong01

Bọ xít lưới gây hại trên hồ tiêu làm cho nhiều nhà vườn lo lắng, khó kiểm soát trong công tác kiểm soát và phòng ngừa.

Đặc điểm nhận dạng bọ xít lưới

  • Bà con đi thăm vườn vào lúc đầu buổi sáng sẽ thấy rõ, bởi vì lúc nắng bọ xít lưới sẽ lẫn trốn.
  • Bọ có màu đen, kích thước nhỏ hơn 1 cm.
  • Đốt ngực phát triển rộng ra 2 bên tạo thành 2 khối u trông giống cái Thánh giá hay còn tên gọi là (Rầy Thánh giá)

Bọ xít lưới và vòng đời của chúng

  • Bọ đẻ trứng vào cuống hoa, trái. Ấu trùng bọ xít lưới trải qua 5 lần lột xác để phát triển và cơ thể có nhiều gai nhọn.
  • Giai đoạn trứng và ấu trùng bọ xít lưới kéo dài trung bình từ 10-19 ngày, vòng đời của bọ xít trưởng thành là 27 ngày

Đặc điểm gây hại

  • Bọ sẽ tấn công và chích hút vào lá non, hoa và trái non.
  • Trên gié bị rụng ta sẽ thấy bị thối hoặc sũng nước.
  • Chúng gây hại nhiều nhất vào lúc cây tiêu có hoa và quả non.
  • Khác với bọ xít muỗi, khi rầy thánh giá tấn công ít có vết đen trên lá và cuống gié.
  • Thường gây hại khi tiêu mới ra hoa gié tiêu còn non.

Tác hại

  • Làm thối và rụng gié bông, gié quả non.
  • Giảm tỷ lệ đậu quả.

Biện pháp phòng trừ bọ xít lưới

  • Bà con quan sát kỹ lúc vườn tiêu ra đọt non, hoa và có quả non. Nếu có dấu hiệu bị bọ xít lưới gây hại thì phải trừ ngay.
  • Nên cắt tỉa vườn thông thoáng (dọn sạch cỏ dại, tỉa cành cây trụ sống).
  • Tạo điều kiện để thiên địch phát triển Bọ rùa, ruồi ăn rệp, ong ký sinh…
  • Thường xuyên kiểm tra vườn, khi thấy sâu hại xuất hiện nhiều phun thuốc hóa học diệt trừ.
  • Sử dụng một trong các loại thuốc hoá học sau: Actara 25 WG, Movento 150 OD, Conphai 10WP phun trực tiếp lên vườn tiêu. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5 – 7 ngày.
  • Quý bà con cần tránh tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, nếu khi phun thuốc vô tình chúng ta cũng tiêu diệt luôn thiên địch, vì vậy nên sử dụng các thuốc chứa hoạt chất sinh học vào chăm sóc cây để cây trồng phát triển tốt, cũng như tạo điều kiện các thiên địch có lợi phát triển sẽ hạn chế côn trùng gây hại.

Để tìm hiểu thêm một số bài cẩm nang hữu ích khác, mời quý bà con CILK TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *