Biện pháp phòng trị rầy xanh gây hại sầu riêng

Biện pháp phòng trị rầy xanh gây hại sầu riêng

Biện pháp phòng trị rầy xanh gây hại trên sầu riêng? Rầy xanh là một trong những tác nhân gây hại nghiêm trọng đối với cây sầu riêng, đặc biệt vào thời điểm cây ra đọt non. Chúng tấn công lá non, khiến lá bị cháy, rụng, đọt cây bị khô và cành chết, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm năng suất và chất lượng trái.

1. Đặc điểm và triệu chứng gây hại của rầy xanh trong giai đoạn sầu riêng ra lá non

Rầy xanh có tên khoa học là Amrasca sp. Đây là đối tượng gây hại rất phổ biến trên cây sầu riêng. Ngoài ra, rầy xanh còn gây hại trên một số cây trồng như: cà tím, đậu bắp, ớt, mướp, đậu phộng,…

Rầy xanh thường xuất hiện ở các vườn sầu riêng trong giai đoạn lá non, lá lụa và lá già. Và phát triển mạnh nhất là khi cây bắt đầu nhú đọt (nhú mũi giáo). Hiện tại, rầy xanh đang là nổi lo cho nhiều nhà vườn.

a. Vòng đời rầy xanh

Trứng (5 – 8 ngày): Có hình hơi cong dạng quả chuối, dài khoảng 0,8 mm. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu. Vòng đời của trứng từ 5 – 8 ngày.

Rầy non bắt đầu từ 9 – 11 ngày đối với mùa Xuân. Hoặc 7 – 8 ngày đối với mùa Hè. Hoặc 14 – 16 ngày với mùa Đông. Rầy xanh non thường có 5 ngày tuổi. Tuy chưa có cánh nhưng hình dạng cũng gần giống rầy trưởng thành.

Khi mới nở, rầy có màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Càng lớn, rầy xanh dần chuyển sang màu xanh. Và khi ở cuối tuổi thứ 5 cơ thể dài 2mm.

Trưởng thành (2 – 21 ngày): Thân dài từ 2,5 – 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.

Vòng đời của rầy giao động từ 14 – 21 ngày.

Vòng đời rầy xanh
Vòng đời rầy xanh

Rầy xanh xuất hiện với mật số tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12. Từ tháng 5 đến tháng 7 là mật độ số rầy xanh thấp nhất.

b. Triệu chứng của rầy xanh gây hại cây sầu riêng

Mức độ nhẹ: Làm lá nhỏ, lá kém phát triển. Và để lại các vết thương, từ đó tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển.

Mức độ nặng: Thì làm cho mép lá bị cháy xoăn lại, từ từ khô và rụng, gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm lẫn với triệu chứng do nấm bệnh gây ra.

2. Biện pháp phòng trị rầy xanh

Để phòng trị rầy xanh hiệu quả, bà con cần lưu ý:

Phun thuốc phòng trừ rầy khi cây vừa nhú mũi giáo, phun liên tục cách nhau 5 ngày.

Chăm sóc cây trồng tốt, bón phân cân đối và hợp lý để đọt non ra đồng loạt dễ dàng xử lý. Tránh trường hợp ra lẻ tẻ để rầy xanh tấn công nhiều lần.

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nhằm tăng sức đề kháng để chống chịu với các loại sâu bệnh hại.

Các hoạt chất đặc trị rầy xanh như:

+ Imidachloprid

+ Thiamethoxam

+ Acetamiprid

+ Thimamethoxam 25%

+ Imidaclorid 70%

+ Acetamiprid 30%

Cách phun:

+ Phun rầy cách nhau 5-7 ngày/lần. Thời điểm phun tốt nhất là khi cây vừa nhú đọt non. Phun ướt đều mặt dưới lá và phun lên đọt cây. Mỗi lần phun và con nên sử dụng các gốc thuốc khác nhau để tránh rầy kháng thuốc. Nên phun vào buổi chiều để tăng hiệu lực của thuốc đối với rầy xanh.

+ Cần pha đúng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất và lượng nước đủ để phun cho vườn cây. Thực tiễn sản xuất cho thấy lượng phun hợp lý phải từ 10-20 lít/cây/lần phun đối với cây đã cho trái và tùy cây có tán lớn nhỏ.

Hy vọng những chia sẻ của Nhật Nông sẽ mang đến nguồn thông tin hữu ích với bà con để có biện pháp phòng trị rầy xanh kịp thời!

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây

NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT

Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *