Tên khoa học : Rhynchocoris humeralis
Họ khoa học: Pentatomidae
Đối tượng gây hại: Cây ăn trái ( Cam, Quýt, Chanh, Thanh Long,…) và một số cây trồng khác).
I. BỌ XÍT XANH VÀ ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG:
1. Hình dạng nhận biết
Trưởng thành:
– Có hình ngũ quan màu xanh lá cây, bóng và dài 21 – 23 mm, có hai gai nhọn ở phía trước hai bên ngực, hau bên mép bụng có rìa hình răng cưa, vời chích hú dài đến cuối bụng.
Trứng:
– Hình tròn, đường kính 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng trong, xanh lam, sau đó chuyển sàn màu trắng đục, sắp nở có màu nâu sẫm hơn mặt trứng có nhiều chấm lõm.
– Hình tròn, đường kính 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng trong, xanh lam, sau đó chuyển sàn màu trắng đục, sắp nở có màu nâu sẫm hơn mặt trứng có nhiều chấm lõm.
2. Tập tính sinh sông và gây hại
– Bọ xít xanh thường hoạt động vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, khi trời nắng gắt chúng ẩn dưới tán lá cây.
– Ấu trùng khi mới nở dài khoảng 2-3 mm, thường tập trung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch trái.
– Cơ thể ấu trùng có hình bầu dục, màu nâu vàng hoặc xanh lục, trên lưng có nhiều đốm đỏ, đen xung quanh mặt lưng có một hàng chấm đen sếp theo hình bầu dục.
– Con trưởng thành và ấu trùng đều dùng vòi để chích hút dịch từ trái từ khi trái còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Trái bị chích có hiện tượng vàng, chai và rụng sớm.
3. Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp canh tác: Không nên trồng cây quá dày, nên trồng đúng mật độ, cắt tỉa cành tạo tán, cắt bỏ cành bị sâu bệnh,… tạo đô thông thoáng cho vườn hạn chế nơi trú ngụ của bọ xít.
* Biện pháp sinh học: Nuôi thiên địch như Kiến vàng trong vườn Cam quýt để tiêu diệt bộ xít.
* Biện pháp thủ công: Dùng vợt bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Thường xuyên kiểm tra quả và những lá gần quả để phát hiện và thu gom ổ trứng chủng bọ xít đem đi tiêu hủy.
* Biện pháp hóa học: Sử dụng một số dòng thuốc như: Dầu khoáng SK, Bascide 50EC,… để phun xịt.
Tham khảo thuốc bảo vệ thực vật tại trang web: https://tapdoanvinasa.com/