Cách bón phân NPK giai đoạn nuôi trái giúp trái to – nặng ký – năng suất cao

Cách bón phân NPK giai đoạn nuôi trái giúp trái to – nặng ký – năng suất cao

Cách bón phân NPK trong giai đoạn nuôi trái là yếu tố tiên quyết giúp cây trồng phát huy tối đa tiềm năng. Như nuôi trái to, chắc cơm, ngọt vị và đạt chuẩn thương phẩm. Trước tiên, cây cần được cung cấp đúng lượng dinh dưỡng. Và đúng thời điểm để nuôi dưỡng trái phát triển đồng đều và hạn chế rụng non.

Vậy sử dụng phân NPK như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng Nhật Nông chia sẻ bí quyết chọn và dùng phân NPK chuẩn trong từng giai đoạn phát triển trái!

Vai trò của phân NPK trong giai đoạn nuôi trái

Phân NPK bao gồm ba nguyên tố chính: đạm (N), lân (P) và kali (K). Mỗi thành phần đóng một vai trò khác nhau trong sự phát triển của trái:

  • Đạm (N) giúp cây duy trì sinh trưởng, nuôi lá khỏe để quang hợp tốt, từ đó thúc đẩy trái phát triển mạnh về kích thước và giữ sức cây trong suốt quá trình mang trái.
  • Lân (P) giúp đậu quả tốt, phát triển hạt và hỗ trợ quá trình chín nhanh – chín đều.
  • Kali (K) tăng trọng lượng, độ ngọt, màu sắc và khả năng bảo quản sau thu hoạch. Kali cũng giúp vận chuyển đường và dinh dưỡng tích lũy trong trái tốt hơn.

Việc bón NPK đúng tỷ lệ, đúng thời điểm sẽ giúp cây nuôi trái đạt hiệu quả tối đa, hạn chế tối đa tình trạng rụng hoặc hư hại trái.

Cách bón phân NPK phù hợp từng giai đoạn nuôi trái

Giai đoạn trái non (từ 2 tuần sau khi đậu trái)

Mục tiêu chính của giai đoạn này là giữ trái non không bị rụng và giúp trái bắt đầu phát triển ổn định.

Nhà vườn nên chọn các loại NPK có tỷ lệ đạm và lân cao, hoặc công thức cân bằng như:

Giai đoạn 20–25 ngày sau đậu trái, kết hợp phun phân bón lá Max-Fruits lớn trái xanh gai. Giúp kích thích trái lớn nhanh, xanh gai, hạn chế sượng – méo – đỏ gai. Liều lượng bón 500ml pha 200-400L nước.

Giai đoạn trái lớn (trái chưa đạt kích thước tối đa)

Cách bón phân NPK trong giai đoạn này, mục tiêu là giúp trái phát triển tối đa về kích thước và hình dạng.

Phân bón thích hợp vẫn là công thức NPK cân bằng như:

Nutri Fulvic 90 NPK 20-20-20 dinh dưỡng cân bằng cho cây sung, trái đẹp, năng suất cao!

Ở cây sầu riêng, thời điểm 50–60 ngày sau đậu trái là lúc thích hợp để sử dụng bộ đôi nuôi trái. Gồm: Max-Fruits lớn trái xanh gai Nutri Fulvic 90 NPK 20-20-20.

Giai đoạn trái đạt kích thước tối đa

Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng thương phẩm, do đó cần tập trung bổ sung Kali để tăng trọng lượng, làm ngọt trái, giúp màu đẹp và bảo quản tốt hơn.

Công thức khuyến nghị là các loại NPK có hàm lượng Kali cao:

Kali Bo Israel

Các vấn đề thường gặp trong giai đoạn nuôi trái và cách xử lý bằng phân NPK

Rụng trái non

Trái non rụng có thể do thời tiết xấu, cây yếu hoặc sốc dinh dưỡng do bón sai thời điểm. Tuyệt đối không bón NPK ngay khi trái vừa đậu vì dễ gây sốc rễ.

Giải pháp:

  • Chờ 2–3 tuần sau đậu trái mới bón NPK
  • Bón NPK cân bằng giai đoạn ra hoa để nuôi trái non sau này
  • Nếu cây yếu, có thể bổ sung nhẹ NPK 20-20-20 từ 0.3–0.5kg/gốc
  • Nếu đọt non xuất hiện sau đậu trái, nên phun MKP 0-52-34 hoặc Chặn đọt UNI5 PK 60-20 + Uniconazole để ức chế phát triển đọt non khi thời tiết bất lợi.

Méo trái

Nguyên nhân chủ yếu do mất cân đối dinh dưỡng, thường là thừa Kali hoặc Canxi khiến cây không hấp thu đủ đạm.

Cách xử lý:

  • Dùng NPK đạm – lân cao hoặc NPK cân bằng giai đoạn trái lớn
  • Chỉ sử dụng NPK Kali cao khi trái đã đạt kích thước tối đa

Sượng trái

Sượng cơm là tình trạng thường gặp ở sầu riêng, cây có múi,… Nguyên nhân chính là do sử dụng phân chứa Clo, điển hình là Kali đỏ (KCl).

Giải pháp:

  • Tránh dùng phân có nguồn KCl
  • Ưu tiên chọn NPK cao cấp có nguồn Kali từ K2SO4 hoặc KNO3 (sunfat kali, nitrat kali)

Nứt trái

Thường xảy ra khi trái đã lớn, do cây thừa đạm, thiếu Canxi hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Bón cân đối NPK, không lạm dụng đạm
  • Bổ sung Canxi – Bo (Cropworks Cal-Bor 500ml pha 200L nước) trong giai đoạn trái lớn để tăng độ dai và bền của vỏ trái

Chai trái, nhỏ trái

Nếu dùng NPK Kali cao quá sớm (khi trái chưa đủ lớn), cây sẽ không hấp thu đủ đạm – dẫn đến trái nhỏ, còi.

Hướng xử lý:

  • Dùng NPK cân bằng đến khi trái đạt kích thước tối đa
  • Chỉ chuyển sang NPK Kali cao (Kali Bo) ở giai đoạn cuối nuôi trái

Lưu ý quan trọng về cách bón phân NPK trong giai đoạn nuôi trái

  • Kết hợp phân hữu cơ với NPK để giữ ẩm, cải thiện đất và hỗ trợ bộ rễ hấp thu tốt hơn.
  • Nên chia phân bón thành nhiều lần trong suốt giai đoạn nuôi trái, tránh bón dồn dễ gây sốc.
  • Bón đúng vị trí: theo hình chiếu tán cây, nơi rễ hấp thu mạnh nhất.
  • Sau khi bón nên tưới đủ nước để hoà tan dinh dưỡng, hạn chế bay hơi.
  • Đảm bảo đất tơi xốp, có thể xới nhẹ mặt đất trước khi bón.
  • Dùng rơm rạ hoặc vật liệu phủ gốc để giữ ẩm, tránh rửa trôi dinh dưỡng.

Kết luận

Giai đoạn nuôi trái là thời điểm quan trọng nhất để tăng năng suất và nâng cao giá trị nông sản. Bón đúng loại phân NPK, đúng tỷ lệ và đúng thời điểm không chỉ giúp trái phát triển đều, ngọt và đẹp mà còn giảm thiểu rủi ro như rụng trái, sượng, méo hoặc nhỏ trái.

Nếu bà con cần tư vấn thêm về sản phẩm NPK chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với từng loại cây ăn trái, đội ngũ kỹ sư Nhật Nông luôn sẵn sàng hỗ trợ!


Hãy theo dõi Nhật Nông để được chia sẻ bí quyết khác trong các bài viết tiếp theo!

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng trên Website tại đây!

NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT

Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!

Bà con theo dõi để cập nhật thêm các bài viết kỹ thuật khác của chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Nếu quý bà con cần tư vấn về sản phẩm hoặc kỹ thuật, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09.09.45.25.26. Đội ngũ kỹ sư của Nhật Nông sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn tận tình, giúp bà con đạt được hiệu quả cao nhất trong canh tác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *