Sầu riêng Thái Lan “lướt nhẹ” qua cửa khẩu, Việt Nam vẫn vướng rào kỹ thuật – vì sao?

Sầu riêng Thái Lan “lướt nhẹ” qua cửa khẩu

Sầu riêng Thái Lan vượt lên dẫn đầu xuất khẩu sang Trung Quốc nhờ kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Cùng phối hợp liên ngành và kết hợp đòn bẩy ngoại giao. Trong khi đó, Việt Nam vẫn loay hoay với rào cản kỹ thuật. Và đứng trước nguy cơ mất thêm thị phần vào tay “người hàng xóm”.

“4 không” – Bộ tiêu chí làm nên khác biệt của sầu riêng Thái Lan

Ngay từ tháng 1/2025, Thái Lan đã chủ động phản ứng với chính sách kiểm tra 100% lô hàng của Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan lập tức họp khẩn. Ban hành bộ tiêu chí “4 không”:

  • Không sầu riêng non
  • Không sâu bệnh
  • Không giả mạo
  • Không sử dụng phẩm màu và hóa chất cấm

Đây không chỉ là lời tuyên bố mà được triển khai gắt gao tại thực địa. Các nhà máy đóng gói đồng loạt được kiểm tra và khử trùng. Đặc biệt tập trung loại trừ chất vàng O (Basic Yellow 2 – BY2) và Cadimi. Hai chất bị Trung Quốc liệt vào danh sách nguy cơ gây ung thư.

Thái Lan cũng chủ động xây dựng một mạng lưới gần 300 phòng kiểm định địa phương. Hoạt động như “đội tiền trạm” kỹ thuật. Họ đến tận vườn để xác nhận chất lượng trước khi trái sầu riêng được phép thu mua và vận chuyển. Sau đó, hàng hóa phải qua vòng kiểm định thứ hai tại các phòng xét nghiệm đạt chuẩn GACC (Tổng cục Hải quan Trung Quốc). Đến tháng 4, Trung Quốc đã chính thức công nhận 10 trung tâm xét nghiệm Thái Lan đạt chuẩn. Tạo nên lợi thế cực kỳ lớn về tốc độ thông quan và xuất khẩu.

Tiêu chí 4 không của Thái Lan

Ngoại giao cấp cao và sự phối hợp liên ngành

Không dừng ở kỹ thuật, Thái Lan còn biết cách vận dụng chính sách ngoại giao để mở cửa thị trường. Tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Narumon Pinyosinwat đã tháp tùng Thủ tướng sang Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác. Trong đó có việc thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng. Kết quả là niềm tin được tăng cường, các luồng xanh được mở. Các chính sách thông quan 24/7 tại các cửa khẩu biên giới như Long Bang (Quảng Tây) được triển khai.

Thậm chí, Thái Lan còn mở hội chợ, livestream bán hàng cùng các KOLs Trung Quốc. Thực hiện ngay sau khi đạt thỏa thuận kỹ thuật. Điều này, khiến người tiêu dùng nước bạn có thiện cảm rõ rệt với sầu riêng Thái.

Kết quả: Sản lượng và kim ngạch vượt xa Việt Nam

Trong 4 tháng đầu năm, Thái Lan đã xuất khẩu tới 71.000 tấn, thu về 287 triệu USD. Gấp đôi sản lượng và kim ngạch của Việt Nam (35.000 tấn, 120-130 triệu USD). Trung bình mỗi ngày, khoảng 500 container, tương đương 10.000 tấn sầu riêng Thái Lan qua cửa khẩu Trung Quốc. Với tỷ lệ bị trả hàng cực thấp.

Việt Nam đối mặt với quy định xuất khẩu mới

Trung Quốc – thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – vừa ban hành quy định mới siết chặt việc sử dụng phụ gia trong sầu riêng nhập khẩu. Theo Thông báo số 76 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), các doanh nghiệp tuyệt đối không được dùng bất kỳ chất không ăn được nào. Ví dụ như: phẩm màu hay chất diệt khuẩn ngoài danh mục cho phép, trong quá trình xử lý và bảo quản sầu riêng. Đây là lần đầu tiên quy định này được đưa vào nghị định thư kiểm dịch. Quy đinh này hiện đang được thử nghiệm với lô hàng từ Campuchia. Và dự kiến sẽ mở rộng áp dụng cho Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Philippines,… Những quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc.

Động thái này thể hiện nỗ lực của Trung Quốc trong việc nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Sau khi phát hiện một số lô sầu riêng nhập khẩu chứa hóa chất nhuộm công nghiệp hoặc nguồn gốc không minh bạch. Đại diện ngành nông nghiệp Trung Quốc khẳng định mục tiêu là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Cũng như tăng cường minh bạch trong chuỗi cung ứng nhập khẩu.

Việt Nam – chưa thể “chạy” theo kịp

Theo ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, vấn đề lớn nhất của Việt Nam nằm ở truy xuất nguồn gốc và đồng bộ chất lượng. Hầu hết các lô hàng Việt được gom từ nhiều vườn nhỏ. Vì không kiểm soát tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nên thường xuyên bị cảnh báo và tạm ngưng thông quan.

“Thái Lan kiểm soát chặt từ vườn đến kho, còn Việt Nam mới dừng ở cơ sở đóng gói. Như vậy là chưa đủ để Trung Quốc yên tâm,” ông Nguyên nhận định.

Dù Việt Nam đã đạt được bước tiến khi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng nâng chuẩn và thay đổi cách làm, nguy cơ mất thêm thị phần vào tay Thái Lan là điều rất rõ ràng.

Động thái từ Bộ Nông nghiệp Việt Nam

Trước thực tế này, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đỗ Đức Duy đã yêu cầu các đơn vị tăng tốc:

  • Đẩy nhanh cấp mã số vùng trồng, phê duyệt cơ sở đóng gói và phòng thí nghiệm đủ chuẩn xuất khẩu
  • Phối hợp chặt với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật
  • Sớm ban hành quy trình kiểm dịch thực vật riêng cho sầu riêng
  • Chuẩn hóa chuỗi giá trị – từ sản xuất, kiểm định đến xuất khẩu
  • Tái cơ cấu ngành sầu riêng theo hướng bền vững và phát triển sản phẩm chế biến sâu như sầu riêng đông lạnh.

Ngoài ra, Bộ đang hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến xuất khẩu nông sản, Đặc biệt làm rõ trách nhiệm và tiêu chuẩn mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và các đơn vị kiểm nghiệm – giám định.

Kết luận

Thành công của Thái Lan không chỉ đến từ việc “làm sạch” trái cây, mà còn từ khả năng phối hợp bài bản. Họ chủ động chính sách, kết nối thị trường, và tận dụng ngoại giao để mở đường. Đó là bài học lớn không chỉ cho sầu riêng mà cho toàn bộ ngành nông sản Việt Nam.


Hãy theo dõi Nhật Nông để được chia sẻ bí quyết khác trong các bài viết tiếp theo!

Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng trên Website tại đây!

NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT

Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!

Bà con theo dõi để cập nhật thêm các bài viết kỹ thuật khác của chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong

Nếu quý bà con cần tư vấn về sản phẩm hoặc kỹ thuật, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09.09.45.25.26. Đội ngũ kỹ sư của Nhật Nông sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn tận tình, giúp bà con đạt được hiệu quả cao nhất trong canh tác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *