Thuốc trị bọ trĩ hại sầu riêng nên sử dụng loại nào? Trong điều kiện thời tiết bất lợi, nắng mưa thất thường như hiện nay, nhiều loài dịch hại đã phát sinh và tấn công cây sầu riêng. Một trong những đối tượng đáng chú ý hiện nay là bọ trĩ. Dịch hại này đang xuất hiện phổ biến ở các khu vực miền Đông (Bình Phước) và Tây Nguyên (Krông Ana, Krông Bông…). Chúng thường xuất hiện trong giai đoạn làm bông và kéo dài đến khi cây ra cơi cuối cùng.
Bọ trĩ hại sầu riêng là gì?
Bọ trĩ hay còn gọi là Bù lạch, thuộc họ Thripidae, bộ Thysanoptera.
Trên các cây ăn trái có múi, đã phát hiện hai loài bù lạch gây hại. Bao gồm Scirtothrips dorsalis và Thrips sp. Trong đó, Scirtothrips dorsalis là loài quan trọng và phổ biến hơn. Còn Thrips sp. ít gặp và chủ yếu xuất hiện trên hoa.
Bọ trĩ gây hại đến nhiều loại cây trồng từ cây ăn quả, cây lương thực, cây hoa cho đến các loại cây rau màu. Các bộ phận thường bị bọ trĩ tấn công là lá non, đọt non và cánh hoa. Khi cây bị bọ trĩ tấn công, chúng sẽ sinh trưởng kém. Dẫn đến giảm năng suất hoặc thất thu nếu mức độ gây hại nghiêm trọng. Ngoài ra, vết chích của bọ trĩ tạo ra các vết thương trên cây. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây bệnh. Bọ trĩ cũng là tác nhân truyền các bệnh do virus gây ra, làm tăng nguy cơ gây hại cho cây trồng.
Tác hại của bọ trĩ đối với cây sầu riêng:
Bọ trĩ thường tấn công vào các bộ phận non của cây như lá non, chồi và hoa, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng như:
- Lá non: Bọ trĩ chích hút nhựa cây ở mặt dưới lá, làm lá cong queo, mép lá cúp xuống. Lá xuất hiện các đốm nâu đen và cháy lá. Lá vàng và rụng nhiều, ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp của cây.
- Chồi và hoa: Bọ trĩ tấn công làm chồi không thể ra lá và hoa. Gây rụng hoa và quả non, làm cây suy kiệt và thiếu dinh dưỡng để nuôi bông và trái sau này.
- Ảnh hưởng đến năng suất: Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, bọ trĩ có thể gây bùng phát mạnh. Làm giảm năng suất và chất lượng trái sầu riêng.
Giải pháp phòng trừ bọ trĩ hiệu quả
- Phun nước áp lực cao: Sử dụng vòi phun áp lực cao để phun nước lên tán cây, giúp giảm mật độ bọ trĩ và các sâu hại khác. Đây là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát bọ trĩ mà không cần dùng thuốc hóa học.
- Bón phân hữu cơ và bổ sung dinh dưỡng: Tăng cường bón phân hữu cơ. Bổ sung các chất dinh dưỡng như Amino USA và Amino Rong biển để hỗ trợ phục hồi tổn thương. Ngoài ra, bảo vệ bộ lá và bông sầu riêng. Việc này cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cây trồng chống lại sự tấn công của bọ trĩ.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV):
- Chỉ sử dụng thuốc trị bọ trĩ như thuốc BVTV khi mật độ bọ trĩ cao (trên 3-5 con/chồi, lá, quả).
- Hạn chế phun thuốc trong giai đoạn cây đang ra hoa. Nếu cần thiết, phun vào chiều mát khi bọ trĩ bò ra ngoài.
- Để tránh hiện tượng kháng thuốc, nên luân phiên sử dụng các loại thuốc trị bọ trĩ có hoạt chất như Azadirachtin, Abamectin + BT, Emamectin benzoate + Matrine, Oxymatrine, Spinetoram, Garlicin. Phun liên tục 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Lưu ý quan trọng
Việc phòng trừ bọ trĩ cần được thực hiện kịp thời và đúng cách để tránh gây thiệt hại nặng nề. Ngoài ra, việc bổ sung dinh dưỡng và duy trì sức khỏe cây trồng cũng rất quan trọng. Vì giúp nâng cao sức đề kháng và bảo vệ cây khỏi dịch hại.
Nếu bà con cần thêm thông tin hoặc tư vấn chi tiết về phòng trừ bọ trĩ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kỹ thuật miễn phí!
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong