I. Nấm Trichoderma là gì?
Nấm Trichoderma, với tên gọi đầy đủ là Trichoderma spp.
Nấm Trichoderma thuộc giới Fungi, ngành Ascomycota, lớp Euascomycetes, bộ Hypocreales, họ Hypoceaceae, giống Trichoderma.
Là những loại nấm sợi – một sinh vật có ích trong nông nghiệp và được ứng dụng rộng rãi để kiểm soát bệnh cây trồng. Chủng nấm này tập trung chủ yếu ở khu vực rễ cây và có tới 33 loài, hầu hết đều có lợi.
Nấm này mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng và đất. Giúp cải thiện năng suất và bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây hại.
Hầu hết các loại nấm chủng Trichoderma đều sinh sản vô tính theo cấp số nhân, thường xuất hiện với mật độ cao. Sinh trưởng và phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 – 30°C. Vòng đời của chủng này khá dài, có thể tồn tại 18 tháng trong môi trường có điều kiện phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, nếu bị phơi suốt 2 giờ dưới ánh nắng gay gắt hoặc bị ướt mưa nhiều ngày, chúng có thể sẽ bị tiêu diệt.
II. Tác dụng chính của nấm Trichoderma
1. Phòng ngừa nấm bệnh cho cây:
Nấm Trichoderma hoạt động như một loại vắc-xin phòng bệnh cho cây trồng. Đặc biệt là ở các vị trí rễ và ngọn cây:
- Tiêu diệt nấm gây hại cho rễ: Trichoderma phòng trừ các nấm gây bệnh có hại như: Fusarium solani, Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia…
Ví dụ: Trichoderma thường được dùng để chữa bệnh thối khô khoai tây, bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu, bệnh lở cổ rễ ở cà phê, bệnh xì mủ sầu riêng, thối rễ trên cây bơ… Và các bệnh tương tự liên quan đến bệnh ở rễ của các giống cây trồng khác.
- Tiêu diệt nấm ở ngọn cây: Trichoderma lan rộng trong đất và lên trên bề mặt cây. Giúp bảo vệ cả phần trên và phần dưới của cây trồng.
Ví dụ: Bệnh héo cây ớt có hiệu quả kiểm soát lên tới 54,8%, cao hơn 12,5% so với thuốc trừ sâu hóa học.
2. Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ:
Nấm Trichoderma đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cho cây trồng:
- Ủ phân chuồng: Trichoderma tăng tốc độ phân hủy các thành phần hữu cơ như phân gia súc, rơm rạ, thành dạng dễ hấp thụ. Qua đó, làm giàu dinh dưỡng cho phân chuồng.
- Ủ xác thực vật: Trichoderma cũng được sử dụng để ủ lá cây, cỏ dại. Tạo ra dinh dưỡng tăng độ phì nhiêu và cải thiện cấu trúc đất.
- Khử mùi và tăng tốc quá trình ủ phân: Trong quá trình ủ phân chuồng, ủ phân hữu cơ từ xác động thực vật. Nên trộn chung Trichoderma vào thành phẩn ủ. Từ đó, giúp bà con rút ngắn quá trình ủ và khử mùi hôi của phân chuồng và phế phẩm nông nghiệp.
3. Ngăn chặn tuyến trùng hại cây trồng:
Trichoderma có hoạt tính diệt tuyến trùng, bảo vệ rễ cây trồng:
- Diệt tuyến trùng: Trichoderma tiết dịch lên men lên trứng và ấu trùng tuyến trùng hại rễ cây. Tăng cường đề kháng của cây bệnh. Trichoderma harzianum còn có khả năng đối kháng nấm gây bệnh cây và ký sinh tuyến trùng.
- Tiêu diệt trực tiếp khi tiếp xúc: Nấm đối kháng Trichoderma có cơ chế tiêu diệt trực tiếp khi tiếp xúc, sinh ra các “kháng thể”. Được cây trồng vận chuyển đi khắp các bộ phận của cây. Giúp tiêu diệt nấm hại ở lá, cành cây, ngọn cây, quả… mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
4. Bảo vệ cây khỏi bệnh vàng lá thối rễ:
Trichoderma là một chất kháng sinh mạnh mẽ chống lại nấm và vi khuẩn. Có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, cải thiện sức khỏe của cây.
- Kháng khuẩn và chống nấm: Trichoderma sản xuất các hợp chất kháng khuẩn như trichodermin, gliotoxin. Các hợp chất này gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
- Sản xuất enzyme phân hủy: Trichoderma tạo ra các enzyme như cellulase, chitinase để phá vỡ cấu trúc vi khuẩn và nấm gây bệnh. Đồng thời phân giải chất hữu cơ tạo nguồn thức ăn cho cây.
5. Kích thích rễ cây trồng bám chặt vào đất:
Trichoderma giúp tạo môi trường đất lý tưởng cho rễ cây phát triển và bám chặt:
- Tạo môi trường đất lý tưởng: Trichoderma kích thích vi sinh vật có lợi, tăng cường độ thông thoáng và khả năng giữ ẩm. Có vai trò giúp đất tươi xốp tăng độ phì nhiêu và rễ cây bám chặt hơn.
- Tiết ra enzym: Giúp phân hủy mùn và rễ cây. Còn có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm có hại, biến chúng thành thức ăn và tạo nên chất hữu cơ có lợi cho đất trồng.
- Giảm stress cho cây trồng: Trichoderma kích thích sản xuất hormone giúp cây hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Từ đó, giảm stress cho cây trong điều kiện khô hạn hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
Trichoderma bám vào rễ cây như những sinh vật cộng sinh khác. Việc này mang lại lợi ích cho cả cây trồng lẫn nấm Trichoderma. Nó tiết ra đất những chất kích thích để rễ phát triển mạnh, bám sâu xuống lòng đất. Từ đó, làm cho rễ cây khỏe hơn tăng khả năng hút dinh dưỡng khả năng phòng vệ cho cây.
Nấm Trichoderma tạo thành một lớp màng bảo vệ rễ cây tránh sự xâm nhập của mầm bệnh của các loại nấm bệnh. Làm giảm khả năng nhiễm bệnh nhờ khả năng bám vào các đầu rễ cây. Giúp tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng trọng lượng quả, chiều cao của cây, làm tăng năng suất cây trồng…
6. Cải thiện hấp thụ đạm cho cây trồng:
Trichoderma giúp cây trồng cải thiện khả năng hấp thụ đạm và các chất dinh dưỡng từ đất:
- Kích thích phát triển rễ: Trichoderma tương tác với rễ cây. Kích thích cây sản xuất hormone tăng trưởng như auxin, cytokinin, giúp tăng cường sự phát triển của hệ rễ.
- Tăng cường hấp thụ đạm từ đất: Khi rễ cây phát triển tốt hơn nhờ Trichoderma. Cây sẽ hấp thụ đạm và chất dinh dưỡng từ đất hiệu quả hơn.
- Phân hủy chất hữu cơ: Giúp phân hủy cellulose, phân giải lân tan chậm, tăng số lượng rễ mọc sâu. Tăng khả năng chống khô hạn của cây trồng, cân bằng pH và giải độc đất hiệu quả.
Kết luận:
Nấm Trichoderma là một công cụ mạnh mẽ và bền vững trong nông nghiệp hiện đại, giúp bảo vệ cây trồng, cải thiện đất đai, và tăng năng suất cây trồng. Sử dụng Trichoderma là giải pháp thông minh để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả cho nông trại của bạn, đặc biệt trong mùa mưa và giai đoạn phục hồi sau thu hoạch.
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP – RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong