1. Đặc điểm của cây măng cụt
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L là loại cây thuộc họ Bứa. Là loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở các nước như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Với hương vị chua ngọt và kết cấu tinh tế. Ngày nay măng cụt còn được trồng ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Sri Lanka, Myanmar, Philippines và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, măng cụt được trồng nhiều ở khu vực miền Nam, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Phân loại cây măng cụt
Măng cụt có nhiều loại. Mỗi loại có hình dáng, hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có 2 loại được biết đến nhiều nhất đó là: Măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương) và măng cụt nhập khẩu Thái Lan.
- Măng cụt Lái Thiêu: Có cuống to, hình bầu tròn, vỏ màu tím sẫm. Hương vị chua ngọt hấp dẫn vị giác.
- Măng cụt Thái Lan cuống nhỏ nhưng dài hơn, vỏ màu nâu da cam, vị ngọt múi mềm, dễ nhai nuốt.
3. Mùa măng cụt là mùa nào?
Mùa măng cụt thường bắt đầu vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6. Và tuỳ vào thời tiết hằng năm mà măng cụt chín sớm hay muộn. Tuy nhiên, để đạt đến độ ngon nhất là phải vào giữa tháng 6 Dương lịch. Lúc này, quả măng cụt đỏ ối, tròn đầy, chuẩn vị, ngọt thơm và chất lượng nhất.
4. Phương pháp trồng cây măng cụt
Cây măng cụt là một loại cây có giá trị kinh tế cao và thuộc dạng cây lâu năm. Về phong thuỷ, nhà nào có cây măng cụt ở trước sân cũng rất là tốt giúp cho nhà chúng ta lúc nào cũng tràn đầy sinh khí.
Kỹ thuật trồng
Thiết kế vườn trồng
Cần thiết kế vườn cây theo đường đồng mức để tiện cho việc trồng, chăm sóc và thu hoạch. Tuỳ thuộc vào quy mô diện tích vườn trồng để thiết kế vườn cây chắn gió cho hợp lý. Mật độ trồng 10mx10m tương đương 100 cây/ha.
Kỹ thuật đào hố
Kích thước hố trồng là 60cmx60cmx60cm. Trong quá trình đào hố cần để riêng các lớp đất ở dưới và đất mặt, không để lẫn lộn. Sau đó, trộn 20kg phân hữu cơ hoai mục với lớp đất mặt rồi bỏ xuống dưới hố, phần đất ở dưới thì đắp lên trên. Bón lót từ 0,5-1kg phân vôi, từ 100-200 gram NPK, 10-20kg phân hữu cơ hoai mục. Đảo đều với đất, tưới nước để giữ ẩm cho đất và chờ sau 20 – 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây có điều kiện tốt nhất để phát triển và tăng khả năng đề kháng với sâu bệnh hại.
Kỹ thuật bón phân
Thời kỳ cây con
- Phân hữu cơ hoai mục: 10-15kg/năm.
- Phân vô cơ năm đầu bón với lượng 0,5kg/cây theo công thức N:P:K 15:15:15, các năm sau lượng bón mỗi cây 1kg/năm.
- Bón từ 2-4 lần trong năm.
Thời kỳ sau thu hoạch (năm thứ 10 trở đi)
- Lần 1 (Bón sau khi thu hoạch): NPK 20-5-6 với lượng phân hữu cơ hoai mục là từ 20-30kg/cây.
- Lần 2 (trước khi cây ra hoa 30 – 40 ngày): NPK 20-20-15 lượng bón 1 – 2 kg/cây.
- Lần 3 (khi cây vừa đậu trái): NPK 17-7-21 lượng bón 2 – 3kg/cây
Cách chăm sóc
- Tưới nước cho cây măng cụt giai đoạn cây con phải tưới nước đầy đủ nhất là những tháng mùa khô để cây có thể khoẻ mạnh, nhanh phát triển thiếu nước cây có thể chết héo, còi cọc.
- Giai đoạn cây ra hoa và mang trái, trước khi ra hoa vào giai đoạn phân hoá mầm hoa, cây măng cụt cần khô hạn khoảng 15-20 ngày. Khi quả lớn nhanh yêu cầu ẩm độ cao từ 70-90%, nếu thiếu nước quả sẽ bị rụng, quả nhỏ làm giảm chất lượng, sản lượng.
- Khi quả sắp chín thì yêu cầu về ẩm độ khoảng 50-60%. Nếu ẩm độ cao, sẽ làm giảm chất lượng quả và quả chín.
Bao lâu thì có trái?
Cây măng cụt trồng từ hạt cho trái khi cây trồng 8 – 10 tuổi hay lâu hơn nữa tuỳ vào phương pháp chăm sóc.
Muốn cho trái sớm có thể trồng từ cây ghép, thường khi đạt 4 – 5 tuổi tùy vào cách thức chăm sóc đã cho trái. Năng suất măng cụt có thể thay đổi, phụ thuộc vào khí hậu và tuổi cây. Nếu cây non lần đầu tiên có thể cho 200–300 quả, trong khi khi trưởng thành, trung bình 500 quả mỗi mùa.
Để nâng cao chất lượng và năng suất, bà con có thể theo dõi các bài viết kỹ thuật và sản phẩm chăm sóc cây sầu riêng tại đây
NHẬT NÔNG GROUP- RẠNG NGỜI NÔNG VIỆT
Đồng hành cùng bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng năng suất cao!
Bà con theo dõi chúng tôi tại Fanpage: www.facebook.com/phanbonnhatnong