BỆNH RỈ SẮT HẠI NHO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

benh-ri-sat-hai-nho-nhatnong1

Bệnh rỉ sắt hại nho là một trong những bệnh nguy hiểm gây hại nặng trên nho, chúng xuất hiện đầu tiên ở vùng nhiệt đới, sau lan sang các vùng nho ôn đới của Châu Á từ Srilanca, Ấn Độ, và bắc Java tới Triều Tiên và Nhật Bản. Ở các nước châu Mỹ thì từ Colombia, Venezuela và Trung Mỹ tới miền Florida và các bang khác của Mỹ. Bệnh hại nặng đặc biệt ở vùng châu Á và Trung Mỹ, nếu không được phòng trừ thì cây nho bị tàn lụi.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Tác nhân gây bệnh do nhiều loài nấm, nhưng ở Việt Nam tác nhân gây bệnh được xác định là nấm Kuehneola vitis gây ra.

Bệnh rỉ sắt hại nho với biểu hiện như sau

  • Nấm chủ yếu gây hại trên lá bánh tẻ và lá già, chính vì thế mà thường thấy nấm xuất hiện vào cuối vụ.
  • Trong các tháng mưa nhiều (tháng 9, 10 và 11) nấm có thề làm tàn lụi giàn lá trước khi cắt cành. Việc giảm diện tích quang hợp đã ảnh hưởng đến năng suất vụ tới.

Biện pháp phòng trừ

  • Quý bà con cần thăm vườn thường xuyên, nhằm phát hiện bệnh sớm, đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
  • Đối với giai đoạn mùa mưa nên tưới thuốc phòng trừ nấm bệnh tấn công, vì bệnh sẽ phát triển mạnh nhất vào thời điểm này. Nên công tác phòng ngừa và chủ động bảo vệ vườn nho của nhà mình cần khẩn trương chuẩn bị.
  • Để phòng trừ có hiệu quả nên phun sớm ngay khi thấy có vết bệnh bằng một trong những loại thuốc sau: Anvil 5 SC liều lượng 1,0 – 1,2 lít/ha
  • Score 250 ND liều lượng 0,15 – 0,2 lít/ha;
  • Viben liều lượng 1,5 – 2,0 lít/ha.

Để tìm hiểu thêm nhiều bài cẩm nang nông nghiệp hay hoặc tin tức hữu ích khác, mời bà con truy cập TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *